Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Chứng rong kinh và cách chữa bằng Diện chẩn

1. Theo Đông Y
Nguyên Nhân : Đa số do mạch Nhâm và mạch Xung bị suy yếu, huyết hải không giữ huyết lại được gây nên bệnh. Có thể gặp một số nguyên nhân chính sau:
a) Huyết Nhiệt: huyết gặp nhiệt thì chảy ra.
Đặc điểm : Kinh nguyệt ra nhiều, mầu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, dính, khát muốn uống nước lạnh, tâm phiền, hay mơ, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung, chỉ huyết.
b) Huyết ứ: Người thường hay uất ứ, giận dữ, khí bị uất kết làm cho huyết bị ứ trệ hoặc hoặc lúc có kinh hoặc sau khi sinh huyết còn dư không ra hết, hoặc do ngoại tà hoặc do phòng sự không điều độ, ứ huyết tụ lại bên trong, ứ trở ở mạch Xung Nhâm, huyết không quy kinh được gây ra kinh nguyệt ra nhiều.
Đặc điểm : Kinh ra nhiều, mầu đỏ tối, có cục, hành kinh thì bụng đau hoặc khi hành kinh bụng dưới trướng đau, lưỡi tím tối hoặc có vết ứ huyết, mạch Sáp có lực.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, cố Xung, chỉ huyết.
c) Khí hư: Khi khí bị hư, không nhiếp được huyết khiến cho huyết ra nhiều. Sách ‘Khôn Nguyên Thị Bảo’ viết: “Mạch Xung Nhâm hư yếu thì khí không nhiếp được huyết”.
Đặc điểm : Kinh ra nhiều, mầu đỏ nhạt hoặc lợn cợn, tinh thần uể oải, hơi thở ngắn, nói xàm, bụng dưới xệ xuống, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Hoãn Nhược.
Điều trị: Bổ khí, thăng đề, cố Xung (mạch), chỉ huyết.
d) Đàm trở: đờm ngăn trở ở Huyết hải khiến cho huyết bị đẩy xuống. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Đàm nhiều, chiếm mất vị trí của Huyết hải cho nên huyết xuống nhiều”.
Đặc điểm: Kinh ra nhiều, ngực sườn đầy tức. Rêu lưỡi đục, trơn, mạch hoạt.
Điều trị : Đàm nhiều nên khử đàm, hóa thấp.

2. Chữa bằng Diện chẩn điều khiển liệu pháp
Trong Diện chẩn GS. TSKH. Bùi Quốc Châu đã dạy : Trong chữa trị phải tùy, biến. Người xưa cũng dạy rằng : ‘ Dĩ bất biến, ứng vạn biến ‘. Vì vậy chúng ta phải vận dụng hết sức linh hoạt. Tất cả các phác đồ trong các sách không phải là bất biến.

( Dưới đây chỉ phân tích các huyệt liên quan đến khí, huyết và đàm).
a) Chứng huyết nhiệt : dùng bộ giáng gia giảm 124,34,26,61,16, 3- ,0.
Trong đó :
16, 61 : cầm máu toàn thân, làm giảm tiết dịch mạnh.
3 : làm mát phế, mát da lông.
0 : Bổ thận thủy- bổ thủy để chế hỏa, cầm máu.
124, 34, 26 : an thần, điều hòa thần kinh.
b) Huyết ứ : Dùng 16,61,50,7,37.
Trong đó :
7 : hành khí, hành huyết( khí hành thì huyết hành)
37 : thông khí huyết, chữa xuất huyết rong kinh ( 37 huyệt thuộc tạng Tỳ- Tỳ nhiếp huyết )
50 : thuộc tạng Can- can tàng huyết, tác dụng chữa rong kinh, băng huyết.
Dùng ngải cứu hơ huyệt khí hải.
c) Khí hư : dùng bộ thăng gia giảm 22, 127, 7,1, 50,37, 103 thêm 16, 61.
d) Đàm trở : dùng bộ huyệt 127,7, 37,16,61.
Trong đó :
127 : Ôn trung, bổ trung ích khí, chữa đau bụng, lạnh bụng, đau bụng kinh, hành khí, tăng lực mạnh, liên hệ đáy tử cung, gót chân.
37 : ngoài tính chất như đã nêu trên còn có tác dụng làm giảm đàm nhớt.
Ngoài ra trong điều trị, tùy từng lúc mà gia giảm bộ huyệt Bổ âm huyết.

3.Thực tiễn điều trị
Dưới đây tôi nêu 2 bệnh án mà tôi đã điều trị bằng Diện chẩn.
a) Chị Minh 41 tuổi ở xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội.
Bệnh sử : Bệnh nhân cho biết rong kinh đã 3 tháng. Đã uống thuốc Tây, thuốc Đông Y nhưng không đỡ. Có lúc kinh nguyệt ào ra nhiều, rất lo sợ .
Khám : Người xanh mét, mệt mỏi, mất ngủ.
Mạch trầm tế.
Định bệnh : Khí huyết lưỡng hư
Cách chữa :
- Day ấn bộ Thăng gia giảm, thêm 16, 61 để cầm máu.
- Day ấn bộ huyệt Bổ âm huyết.
- Day ấn bộ huyệt An thần.
Chữa 3 ngày đầu, mỗi ngày 2 lần huyết không ra nữa, tinh thần phấn khởi.
4 ngày sau, mỗi ngày chữa 1 lần xoay quanh mấy bộ huyệt trên, người khỏe mạnh dần. Bệnh nhân rất phấn khởi, tin tưởng và nghỉ chữa. Lúc này tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

b) Chị Tuyết 43 tuổi, xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà nội.
Bệnh sử: Mồng 5 Tết năm 2010, gia đình mời đến xem bệnh.
Bệnh nhân nói: Đã nhiều ngày nay, bụng dưới đau quặn từng cơn, huyết ra thành hòn cục. Gia đình lo sợ, đi mua thuốc tây về để tiêm cho cầm máu, nhưng chưa tiêm.
Khám bệnh: sau khi thăm khám xong, tôi cho rong kinh này là do huyết ứ gây ra . Máu đã ly kinh rồi không thể vít lấp. Cứ cố vít lấp, cố cầm máu thì chẳng bao giờ khỏi được. Phải cho thông huyết, hành ứ ngay thì mới mong khỏi bệnh.
Nghĩ vậy tôi dùng:
- Lấy ngải cứu hơ huyệt Khí hải.
- Day ấn huyệt 37, 7, 50.
- Day ấn bộ huyệt Bổ âm huyết.
Chữa 2 lần, sau hướng dẫn gia đình hơ ngải cứu huyệt Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý, 3 ngày sau bệnh khỏi.

4. Kết luận: 
Trên đây chỉ là những phân tích của tôi khi chữa bệnh bằng diện chẩn. Kinh nghiệm Diện chẩn của tôi còn ít, chỉ mong luận bàn để chúng ta cùng nhau nâng cao năng lực chữa bệnh nhằm ứng dụng môn Diện chẩn ngày càng tốt hơn. Nếu có gì sai sót, xin bạn đọc chỉ giáo.

Lưu ý khi mua nấm linh chi

 “Không nên chọn những cây nấm đã bị mất độ bóng trên bề mặt, hoặc có những lỗ tròn nhỏ bằng đầu kim. Đó là loại nấm cũ hoặc có thể đã bị chiết xuất chỉ còn phần xác”, thạc sĩ Cổ Đức Trọng khuyến cáo. Thượng vàng hạ cám Đến khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, quận 5, TP HCM người tiêu dùng không khỏi choáng ngợp trước một rừng dược liệu. Trong đó, nấm linh chi là một mặt hàng khá hút khách. Ở đây, nấm linh chi được bày bán chủ yếu là nấm có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Nấm linh chi Hàn Quốc có giá bán từ 1,2 đến 2,5 triệu đồng một kg. Nấm Hàn Quốc nhìn khá bắt mắt, mặt trên của nấm màu đỏ nâu, còn dính một ít bào tử, mặt dưới có màu vàng chanh nhạt. Nấm có đường kính từ 10cm – 15cm, nặng khoảng 100 gam. Khi nấu, nước có vị đắng. Khác với nấm Hàn Quốc, nấm Trung Quốc có giá bán rất rẻ, từ 500.000 – 600.000 đồng một kg. Bề mặt nấm có ưu ý khi mua nấm linh chi
“Không nên chọn những cây nấm đã bị mất độ bóng trên bề mặt, hoặc có những lỗ tròn nhỏ bằng đầu kim. Đó là loại nấm cũ hoặc có thể đã bị chiết xuất chỉ còn phần xác”, thạc sĩ Cổ Đức Trọng khuyến cáo.

Thượng vàng hạ cám

Đến khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, quận 5, TP HCM người tiêu dùng không khỏi choáng ngợp trước một rừng dược liệu. Trong đó, nấm linh chi là một mặt hàng khá hút khách.

Ở đây, nấm linh chi được bày bán chủ yếu là nấm có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Nấm linh chi Hàn Quốc có giá bán từ 1,2 đến 2,5 triệu đồng một kg. Nấm Hàn Quốc nhìn khá bắt mắt, mặt trên của nấm màu đỏ nâu, còn dính một ít bào tử, mặt dưới có màu vàng chanh nhạt. Nấm có đường kính từ 10cm – 15cm, nặng khoảng 100 gam. Khi nấu, nước có vị đắng.

Khác với nấm Hàn Quốc, nấm Trung Quốc có giá bán rất rẻ, từ 500.000 – 600.000 đồng một kg. Bề mặt nấm có màu đỏ nhạt, có chút ít bào tử màu nâu, có hình tròn, đường kính từ 8cm đến 15cm, hơi cứng.

Cẩn trọng để không mua nấm linh chi bị mốc

Ngoài ra còn một loại nấm linh chi Nhật Bản cũng được trồng tại Việt Nam. Nấm có hình quả thận hoặc hình quạt, màu đỏ sậm, bóng láng và rất cứng. Mặt dưới của nấm có màu vàng chanh nhạt hoặc trắng ngà. Nấm giống Nhật Bản khi nấu nước uống có vị rất đắng do có nhiều hàm lượng saponin triterpen trong nấm.
Tuy nhiên, theo thạc sĩ Cổ Đức Trọng, nấm linh chi giống Việt Nam hiện chiếm ưu thế vì chất lượng. Nấm có màu đỏ, bề mặt nấm bóng đẹp, hơi xốp, mặt dưới nấm có màu trắng ngà và ruột màu nâu sậm.
Nấm cũ gây dị ứng

Nấm linh chi có những công dụng như mát gan, giải độc, tốt cho tim mạch, huyết áp… nhưng nếu không cẩn trọng khi mua người tiêu dùng dễ mua nhầm nấm cũ, nấm đã bị triết hết chất chỉ còn xác nấm.
Thạc sĩ Trọng khẳng định, bất cứ ai cũng có thể sử dụng nấm linh chi. Tuy nhiên khi mua nấm, người tiêu dùng phải thật cẩn trọng để chọn được nấm mới, chất lượng cao.
Thạc sĩ Trọng “bật mí”, khi nấu chín, nước linh chi có vị đắng. Nhưng một số nấm Trung Quốc, đặc biệt là nấm bề mặt phía dưới có màu vàng nghệ khi nấu nước đầu rất đắng nhưng đến nước thứ hai là hoàn toàn không mùi vị.

Nguyên nhân là nấm đã bị phết hóa chất tạo vị đắng và màu cho đẹp mắt nên chỉ có nước đầu là đắng, nước sau rất nhạt. Không những thế, hầu như nấm linh chi cũ đều mất đi độ bóng của mặt trên nấm. Nhìn kỹ sẽ thấy nấm có những lỗ tròn nhỏ bằng đầu kim do bị mọt đục.
Nếu sử dụng loại nấm này người dùng dễ bị dị ứng do mọt và phân mọt còn lại trong nấm. Với nấm Hàn Quốc kém chất lượng, người dùng hay gặp phải tình trạng mốc xanh hoặc mốc hoa cau gây đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng phải xem thật kỹ để tránh mua phải hàng mất chất.
Thạc sĩ Trọng cũng khuyến cáo, hiện có nhiều loại nấm mọc hoang trong rừng ở Việt Nam có màu sắc, hình dáng dễ lẫn với nấm linh chi. Loại nấm này có chất lượng kém vì được thu hái ngẫu nhiên nên thường non quá hoặc già quá nên bị mục, nấm bệnh ký sinh.
Vì thế khi chọn mua nấm linh chi, người tiêu dùng nên chọn các cửa hàng có uy tín, có bao bì nhãn mác rõ ràng để biết rõ nguồn gốc xuất xứ loại nấm màu đỏ nhạt, có chút ít bào tử màu nâu, có hình tròn, đường kính từ 8cm đến 15cm, hơi cứng. Cẩn trọng để không mua nấm linh chi bị mốc Ngoài ra còn một loại nấm linh chi giống Nhật Bản cũng được trồng tại Việt Nam. Nấm có hình quả thận hoặc hình quạt, màu đỏ sậm, bóng láng và rất cứng. Mặt dưới của nấm có màu vàng chanh nhạt hoặc trắng ngà. Nấm giống Nhật Bản khi nấu nước uống có vị rất đắng do có nhiều hàm lượng saponin triterpen trong nấm. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Cổ Đức Trọng, nấm linh chi Việt Nam hiện chiếm ưu thế vì chất lượng. Nấm có màu đỏ, bề mặt nấm bóng đẹp, hơi xốp, mặt dưới nấm có màu trắng ngà và ruột màu nâu sậm. Nấm cũ gây dị ứng Nấm linh chi có những công dụng như mát gan, giải độc, tốt cho tim mạch, huyết áp… nhưng nếu không cẩn trọng khi mua người tiêu dùng dễ mua nhầm nấm cũ, nấm đã bị triết hết chất chỉ còn xác nấm.
 Thạc sĩ Trọng khẳng định, bất cứ ai cũng có thể sử dụng nấm linh chi. Tuy nhiên khi mua nấm, người tiêu dùng phải thật cẩn trọng để chọn được nấm mới, chất lượng cao. Thạc sĩ Trọng “bật mí”, khi nấu chín, nước linh chi có vị đắng. Nhưng một số nấm Trung Quốc, đặc biệt là nấm bề mặt phía dưới có màu vàng nghệ khi nấu nước đầu rất đắng nhưng đến nước thứ hai là hoàn toàn không mùi vị. Nguyên nhân là nấm đã bị phết hóa chất tạo vị đắng và màu cho đẹp mắt nên chỉ có nước đầu là đắng, nước sau rất nhạt. Không những thế, hầu như nấm linh chi cũ đều mất đi độ bóng của mặt trên nấm. Nhìn kỹ sẽ thấy nấm có những lỗ tròn nhỏ bằng đầu kim do bị mọt đục. Nếu sử dụng loại nấm này người dùng dễ bị dị ứng do mọt và phân mọt còn lại trong nấm. Với nấm Hàn Quốc kém chất lượng, người dùng hay gặp phải tình trạng mốc xanh hoặc mốc hoa cau gây đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng phải xem thật kỹ để tránh mua phải hàng mất chất. Thạc sĩ Trọng cũng khuyến cáo, hiện có nhiều loại nấm mọc hoang trong rừng ở Việt Nam có màu sắc, hình dáng dễ lẫn với nấm linh chi. Loại nấm này có chất lượng kém vì được thu hái ngẫu nhiên nên thường non quá hoặc già quá nên bị mục, nấm bệnh ký sinh. Vì thế khi chọn mua nấm linh chi, người tiêu dùng nên chọn các cửa hàng có uy tín, có bao bì nhãn mác rõ ràng để biết rõ nguồn gốc xuất xứ loại nấm

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Chữa bệnh đau dạ dày bằng diện chẩn

Đau dạ dày là triệu chứng chủ yếu của bệnh ở dạ dày: viêm loét dạ dày, tá tràng, sa dạ dày, ung thư dạ dày… Đông Y gọi là Vị Quản Thống, ở đây chúng ta chỉ đề cập việc diện chẩn chữa đau dạ dày

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Diện Chẩn Liệu Pháp Ðiều Khiển

Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp (Face Diagnosis and Cybernetic therapy - FACY) là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại Tp. Hồ chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc VN Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng MẶT và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò...tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Ðồ Hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân.

Thuyết Phản Chiếu - thuyết cơ bản của phương pháp cho rằng mọi tình trạng tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện nơi bộ mặt và toàn thân. Bộ mặt có vai trò như tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái tĩnh và động. Thuyết Phản Chiếu ứng dụng vào Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp đã tìm ra và xác lập hơn 20 Ðồ Hình trên vùng MẶT, rồi từ Mặt phản chiếu qua lại trên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng...cùng với số lượng đồ hình tương tự như vậy, đồng thời cũng định vị được hàng trăm điểm phản xạ đặc biệt (còn gọi là Sinh Huyệt) trên Mặt.

Phương pháp Diện Chẩn không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu VN qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian VN, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980.

"Trông mặt mà bắt hình dong", "Miệng sao ngao vậy", "Ða mi tất đa mao" ...nói lên mối liên hệ gì giữa các bộ phận trên mặt với cơ thể? Sống mũi, sống lưng, cổ tay, cổ chân, cổ họng...có mối quan hệ như thế nào với nhau? Các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da mặt như vết nám, sẹo, nốt ruồi, tàn nhang...cho biết những gì đã và đang xảy ra trong cơ thể? Tại sao người Việt Nam lại nói "Ăn gì bổ nấy", khi bị nấc cục lại dán lá trầu vào Ân đường, có ý nghĩa ra sao? Những điều tưởng như bình thường và đơn giản ấy trong cuộc sống đối với Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá của Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp và của chân lý khoa học.

Chính câu "Ðồng thanh tương ứng - Ðồng khí tương cầu" trong Kinh Dịch đã giúp tác giả tìm ra thuyết Ðồng Ứng, thuyết thứ hai của phương pháp. Nhờ thuyết này đã giúp tác giả lý giải được những điều vừa khảo sát trên. Thuyết Ðồng Ứng cho rằng những gì giống nhau hay có hình dạng tương tự nhau thì có quan hê với nhau.Thí dụ, sống Mũi tương ứng với sống Lưng nên có liên hệ với sống Lưng (và ngược lại), cánh mũi có hình dạng tương tự như mông, gờ mày có hình dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay. Ụ cằm có dạng tương tự bọng đái nên có liên quan đến bọng đái.. Từ đó suy ra tác động vào gờ mày thì có thể chữa bệnh ở cánh tay, tác động vào sống mũi thì có thể trị bệnh ở sống lưng.. Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp không chỉ làm giảm đau hay chữa những chứng bệnh thông thường mà thật ra nó còn có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khó thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn...Kết quả đạt được thường cao hơn thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp thông thường.

Chính thuyết này đã giúp tác giả tìm ra hàng loạt đồ hình trên cơ thể một cách nhanh chóng và chính xác. Ðiều này khác với tác giả của hệ thống Vi châm như Túc châm, Nhĩ châm. Chính vì không có luật Ðồng Ứng nên ho không thể tìm ra được hàng loạt đồ hình phản chiếu.

diện chẩn điều khiển liệu pháp


Từ thuyết Phản Chiếu cho ta khẳng định Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp là phương pháp y học dân tộc Việt Nam hiện đại, không phải y học cổ truyền. Và vì vậy khi nói đến Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp, người ta chỉ cần nhớ hai điểm căn bản là Ðồ Hình và Sinh Huyệt. Ðồ Hình và Sinh Huyệt cho ta rút ra bốn điểm căn bản của Diện Chẩn  Ðiều Khiển Liệu Pháp khác với các phương pháp y học đã có trên thế giới sau đây:

1/ Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp không dựa trên hệ Kinh Lạc của châm cứu Trung Quốc mà dựa trên hệ Phản Chiếu (Reflexion) tức là một hệ thống nhiều Ðồ Hình trên Mặt và Toàn Thân. Các hệ thống này không có trong y học cổ truyền và y học hiện đại.

2/ Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp không phải là phương pháp phản xạ theo nghĩa thông thường của phản xạ học cổ điển. Ðây là phương pháp phản xạ đa hệ (Multisystem of Reflexion) vì có nhiều đồ hình khác với phản xạ học hiện nay trên thế giới thường gọi là Reflexologie hay Microsystèmes de L'acupuncture vốn là phản xạ đơn hệ (như Nhĩ châm, Túc châm, Thủ châm chỉ một đồ hình duy nhất). Tạp chí y học Pháp Energie Santé số 19/1992 gọi Diện Chẩn  Ðiều Khiển Liệu Pháp là Phản Xạ Học Việt Nam (Reflexologie Vietnamese).

3/ Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp đã ứng dụng tinh thần biến dịch của Kinh Dịch vào thực tế điều trị cho nên rất biến hóa. Với quan điểm này thì các vùng phản chiếu của cơ thể ở da mặt, da đầu, loa tai, bàn chân, bàn tay, lưng... đều không cố định. Do đó một huyệt, một đồ hình phản chiếu có thể chữa nhiều bệnh và ngược lại nhiều huyệt, nhiều đồ hình chỉ chữa một bệnh. Ðây là điểm khác biệt căn bản giữa Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp với các phương pháp y học đã có trước đây trên thế giới.

4/ Diện Chẩn Ðiều Khiển Liệu Pháp không dùng kim châm, không dùng thuốc, không bắt mạch khi chữa bệnh như y học cổ truyển hay châm cứu. Do đó tính an toàn gần như tuyệt đối, ít tốn kém khiến cho phương pháp có thể "biến người bệnh thành người chữa bệnh cho chính mình". Ðây được xem là giải pháp độc đáo nhất mà các phương pháp y học trên thế giới không có.

Ghi Chú: muốn có thêm tài liệu khảo cứu về Diện Chẩn Liệu Pháp Ðiều Khiển hay cần dụng cụ y khoa dân tộc, các bạn có thể liên hệ với những địa chỉ sau:

Trung Tâm Việt Y Ðạo
19 bis Phạm Ngọc Thạch
Q.3 Tp.HCM Tel. 329 52 87
email: chaufacy@hcm.fpt.vn
hay 218 Nguyễn Ðình Chiểu
Q.3 TP. HồChí Minh
Tel. 9320009 - 9305048 Hoàng Chu

Tuy nhiên phương pháp này còn nhiều tranh luận lắm về tính khoa học. Và càng nhiều tranh luận hơn về tính tác quyền khoa học.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Sâm Ngọc Linh Việt Nam

Sâm Ngọc Linh Kon Tum là loại sâm quý ở nước ta nên còn tên gọi như sâm Việt Nam, sâm khu 5 (sâm K5), sâm trúc (trúc tiết nhân sâm hay sâm đốt trúc), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu, tên khoa học là Panax Vietnamensis, thuộc họ Cam tùng (Araliaceae).

Năm 1985 do Hà Thị Dung và I.V Grushvistky đặt tên khi công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô) công nhận với tên khoa học là Panax Vietnamesis Ha et Grushv thuộc họ Nhân sâm Araliaceae. Là loại sâm quý hiếm nên được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam năm 1994. Sâm ngọc linh được phát hiện tại miền Trung nước ta, thấy mọc tập trung ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum hay huyệt Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn thấy sâm phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và nhiều khi có ở cả trên đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam. Chúng sinh trưởng ở độ cao từ 1.200 – 2.100m so với mặt biển, mọc dày thành những đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên những mảnh đất nhiều mùn.

Sâm ngọc linh là loại cây thảo cao 80 – 100cm, thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá; tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Trên đỉnh của thân mang các lá mọc vòng, có 5 – 7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài từ 0,8 – 1,0cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm, có màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân, rễ củ. Cũng có thể sử dụng cả lá và rễ con. Nói chung phải chọn loại sâm có từ 7 – 8 tuổi mới sử dụng tốt. Người ta dựa vào sẹo trên thân rễ để tính tuổi của sâm; sâm trên thân rễ có trên 10 sẹo ước tính là trên 8 năm tuổi.

Người ta cũng đã phân tích thành phần trong sâm Ngọc Linh thấy chứa tới 26 hợp chất Saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không thấy có trong các loại sâm khác (theo Nguyễn Minh Đức 1994). Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu là các saponin triterpenic, song cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất khoảng 12 – 15% và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu Bộ Y tế). Sâm Ngọc Linh có 14 acide béo, 16 acide amine (trong đó có 8 acide amine không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Trong khi sâm Triều Tiên chỉ chứa có khoảng 25 saponin. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sâm Ngọc Linh có công hiệu như bổ toàn thân, trị suy nhược cơ thể, bổ thần kinh và sinh dục, tăng sức, tăng trí nhớ… Như vậy Ngọc Linh cũng là một loại nhân sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới.
Khoa học đã chứng minh Tác dụng của sâm ngọc linh rất tốt cho sức khỏe con người...


Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đôi nét về diện chẩn điều khiển liệu pháp

Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS. TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Tên đầy đủ của phương pháp này là phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Dựa vào các dấu hiệu trên khuôn mặt, bằng phương pháp Diện Chẩn có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của con người, từ đó có thể có những phát hiện và tác động tích cực đến sức khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

Phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp không hình thành trực tiếp trên cơ sở của Đông Y và Châm Cứu Trung Quốc, mà nó xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học Đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục trong dân gian. Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường tốt cho việc nghiên cứu đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều cơ hội quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân cũng như có điều kiện châm từng mũi kim trên các huyệt ở mặt để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng mặt với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời để xác minh cho các giả thuyết của mình sau này. Qua đó tác giả đã phát hiện ra những đầu mối quan hệ giữa những điểm trên mặt và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt với phương pháp này, GS.TSKH Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu và khám phá ra những bí ẩn của bộ mặt theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).

Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện chẩn điều khiển liệu pháp là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

Nấm Linh Chi Thần Dược Cho Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên

Chỉ có 6 loại nấm linh chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là nấm linh chi đỏ ( nấm linh chi nhật bản ), đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại này, linh chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhât và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

Trong 2 loại này, nấm linh chi nhật bản được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Còn nấm đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loài nấm này có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches nhưng cũng có nhưng tay nấm có được kính đến 10 inches.

Phần lớn các sản phẩm giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm linh chi đen. Được coi như là một dược thảo bổ dưỡng nhưng nấm linh chi đen không có giá trị bằng linh chi đỏ vì nó không chứa nhiều Polysaccharides bằng nấm linh chi đỏ.

Nấm linh chi được coi là dược thảo siêu hạng bởi vì con người có thể dùng nó lâu dài với số lượng lớn mà vô hại.Trong khoảng 2.000 năm qua con người vẫn không tìm ra được tác dụng phụ nào của nấm linh chi. Tuy nhiên những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng. Nguyên nhân là do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm linh chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.

Nấm linh chi đỏ được coi là thảo dược siêu hạng, tốt nhất trong tất cả các loại nấm linh chi.
Thông thường, người ra có thể nhận thấy công hiệu từ 10 ngày tới 2 tuần sau khi dùng nấm linh chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng sẽ cảm nhận được kết quả tuyệt vời của nấm linh chi.

Nấm linh chi có thể được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Lợi ích nhất nó là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm cũng rất có lợi cho một người khỏe mạnh. Tuy nhiên tốt hơn hết nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Tác dụng của nấm linh chi: Ổn định huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gam nhiễm mỡ…, nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật, phòng chữa bệnh tiểu đường, ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, chống ung thư tuyến tiền liệt, chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi… Ngoài ra linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Đối với các bệnh về hô hấp, nấm hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hắn ở các chứng viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, chống béo phì..

Cụ thể:

- Tác dụng chống ung thư: Chất germanium ngăn chặn ưng thư trong cơ thể vì nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể.

- Đối với hệ bài tiết: Nhóm sterois trong nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, trung hòa vi rút ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiềm mỡ

- Phòng chữa bệnh tiểu đường: Nấm có chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin (là nguyên nhân chín gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

- Tác dụng với da: Giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

- Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh. Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine và làm thư giãn bắp thịt. Dùng nấm linh chi để trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu căng thẳng sẽ có hiệu quả tốt.

- Trên hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất interferon trong cơ thể. Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

- Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic. Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể thoải loại nhanh các chất độc kể cả các kiềm loại nặng.

- Đối với hệ tuần hoàn: Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt.

- Đối với tiêu hóa: Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp

Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS. TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Tên đầy đủ của phương pháp này là phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Dựa vào các dấu hiệu trên khuôn mặt, bằng phương pháp Diện Chẩn có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của con người, từ đó có thể có những phát hiện và tác động tích cực đến sức khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

Phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp không hình thành trực tiếp trên cơ sở của Đông Y và Châm Cứu Trung Quốc, mà nó xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học Đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục trong dân gian. Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường tốt cho việc nghiên cứu đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều cơ hội quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân cũng như có điều kiện châm từng mũi kim trên các huyệt ở mặt để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng mặt với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời để xác minh cho các giả thuyết của mình sau này. Qua đó tác giả đã phát hiện ra những đầu mối quan hệ giữa những điểm trên mặt và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt với phương pháp này, GS.TSKH Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu và khám phá ra những bí ẩn của bộ mặt theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).

Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện chẩn điều khiển liệu pháp là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

Từ những Đồ Hình Phản Chiếu ở trên mặt được khám phá và vẽ ra trong vòng 3 năm (từ năm 1980 đến 1983) với 22 hệ, cho đến những hệ thống Đồ Hình Phản Chiếu trên da đầu được tìm ra năm 1988 và hệ thống phản chiếu các bộ phận ở toàn thân (năm 1989), kể cả hệ phản chiếu trên loa tai với nhiều Đồ Hình khác nhau đều có sự đóng góp chủ yếu của thuyết Đồng Ứng. Trong phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp FACY còn có nhiều thuyết khác, như thuyết Phản Chiếu, Đối Xứng, Giao Thoa, Bất Thống Điểm, Tam Giác, Nước Chảy Về Chổ Trũng … Tất cả đều góp phần vào việc xây dựng phương pháp. Nhưng có một điều cần được nhấn mạnh ở đây là hầu hết những thuyết nền tảng của phương pháp đều được gợi ý từ những lãnh vực ngoài Y học chính thống mặc dù trong việc kiến trúc toàn bộ phương pháp đều có sự góp mặt của ba dòng Y học: Cổ truyền, Hiện đại và Dân gian. Đây có lẽ là nét đặc thù của phương pháp Diện Chẩn (FACY) so với các phương pháp tương tự khác đã có trên thế giới trước đây.

Diện chẩn điều khiển liệu pháp (FACY) không phải là một sản phẩm đơn thuần Y học mà là kết quả tổng hợp của nhiều ngành khác trong đó chủ yếu là văn hóa và triết học Đông phương (như Phật, Khổng, Lão, Thiền, Dịch học …). Như trong thuyết Đồng Ứng (thuyết thứ hai của phương pháp), Bùi Quốc Châu đã dựa vào câu “đồng thanh tương ứng-đồng khí tương cầu” để tìm ra thuyết này. Thuyết Đồng Ứng cho rằng những gì giống nhau hay có hình dáng tương tự nhau thì có mối quan hệ với nhau. Ví dụ, sống mũi tương ứng với sống lưng nên hai bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau. Từ đó suy ra tác động vào sống mũi thì có thể trị bệnh ở sống lưng…

Phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn điều khiển liệu pháp không dùng thuốc cũng không dùng kim châm mà chỉ dùng tay hay dụng cụ như: cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện. Đây không chỉ là phương pháp làm giảm đâu hay chữa những chứng bệnh thông thường mà nó còn có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khó thuộc về hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch, hệ sinh dục và hệ tuần hoàn… Kết quả đạt được thường cao hơn thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp thông thường.

Có thể nói đây là đứa con tinh thần của Văn hóa Việt Nam với tính tổng hợp, chiết trung và sáng tạo nhuần nhuyễn. Nó cũng là một hình thức của Y tế cộng đồng (La Santé Commune) vì có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng mà an toàn, nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh giúp kích thích miễn dịch

Sâm Ngọc Linh Kon Tum - hay còn được gọi là Sâm Khu 5, Sâm Việt Nam, Sâm Đốt trúc, Củ Ngãi rợm con - là một trong những cây thuốc thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) tiêu biểu của Việt nam và là một loài Panax mới của thế giới. Sâm Việt nam có thành phần hóa học và những tác dụng dược lý tương tự như Sâm Triều tiên và các cây thuốc trong họ Nhân sâm như: tác dụng bổ, tăng lực, sinh thích nghi, kháng viêm, giảm đau, hạ cholesterol huyết, hạ đường huyết….

Ngoài ra, sự hiện diện của 26 dammarane saponin mới (vina-ginsenosides-R1-R25 và 20-O-methylginsenoside-Rh1) và hợp chất majonoside-R2 với hàm lượng cao (5,29 %) đã góp phần hình thành một số tác dụng dược lý mới của Sâm Việt nam so với Sâm Triều tiên.

Sâm Ngọc Linh làm gia tăng những đáp ứng miễn dịch và điều hòa sự ức chế miễn dịch

Stress, ngoài việc gây ra những rối loạn chức năng và thực thể, còn gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến những bệnh lý do suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Tác dụng kích thích miễn dịch được xác định là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tác dụng chống stress của các cây thuốc và của những hoạt chất adaptogen có nguồn gốc từ tự nhiên . Sâm Triều tiên và những hoạt chất của Sâm Triều tiên được chứng minh làm gia tăng những đáp ứng miễn dịch và điều hòa sự ức chế miễn dịch gây bởi stress trên súc vật thử nghiệm .

Công trình này được thực hiện nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của Sâm Ngọc Linh và hoạt chất majonoside-R2 trên sự đáp ứng miễn dịch ở cơ địa súc vật bình thường và ở cơ địa súc vật bị suy giảm miễn dịch gây bởi stress tâm lý.

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của Sâm Ngọc Linh:

Thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sâm Ngọc Linh trên độc tính cấp của Escherichia coli ATCC 25922. Tác dụng của Sâm Ngọc Linh giúp bảo vệ súc vật thử nghiệm không bị tổn thương đối với liều gây chết của Escherichia coli, phân suất sống sau 72 giờ là 75% (bột chiết Sâm Việt nam, 500 mg/kg) và 83,3% (majonoside-R2, 50 mg/kg).

Thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sâm Việt nam trên sự thực bào của bạch cầu in vitro (microscopic assay) và thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sâm Ngọc Linh trên sự thực bào của bạch cầu in vivo (bactericidal assay). Bột chiết Sâm Ngọc Linh (500 mg/kg) và majonoside-R2 (50 mg/kg) có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào của bạch cầu trong cả hai thực nghiệm in vitro và in vivo.

Thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sâm Việt nam trên sự thực bào của đại thực bào (macrophage) in vivo (carbon clearance test) .Bột chiết Sâm Ngọc Linh (100-500 mg/kg) và majonoside-R2 (10 mg/kg), tương tự như tác dụng của chất kích thích sự thực bào điển hình zymosan-A (30 mg/kg), có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào in vivo của đại thực bào.

Do đó Sâm Ngọc Linh làm gia tăng những đáp ứng miễn dịch và điều hòa sự ức chế miễn dịch gây bởi stress.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRỒNG NẤM LINH CHI TẠI SƠN ĐỊNH

Qua sự giới thiệu của Hội Nông dân xã nhà, tháng 8/2012 gia đình bà Thái Thị Em ấp Phụng Châu, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách được chọn thực hiện thí điểm mô hình trồng nấm linh chi. Bước đầu tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng kết quả khá khả quan.

Trước khi đến với mô hình trồng nấm linh chi nhật bản gia đình bà Em làm nghề sản xuất cây giống. Đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá vùng đất mới tại làng quê Sơn Định trong đề án phát triển du lịch sinh thái làng nghề và đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gia đình bà Em thực hiện thí điểm mô hình trồng nấm linh chi.

Bà Em chia sẽ “Trồng nấm linh chi nhật bản được xem là khá mới đối với gia đình, lúc đầu chúng tôi do dự, sợ không làm được nhưng qua sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Sở KH&CN tỉnh Bến Tre, chúng tôi yên tâm hơn. Tuy mới thực hiện lần đầu nhưng tôi thấy mô hình khả thi đối với bà con nông dân”.

Tham gia mô hình trồng nấm linh chi nhật bản, gia đình bà Em được hỗ trợ miễn phí 2 ngàn bịt phôi giống, được tư vấn hướng dẫn kỹ thuật và đầu tư hệ thống bình lọc nước hộ gia đình. Sau thời gian chăm sóc, thực hiện đúng quy trình, nấm phát triển tốt cho thu hoạch sản lượng đạt cao và tỷ lệ hao hụt thấp.

Bà Em cho biết “Trồng nấm linh chi nhật bản xem ra khá đơn giản, không tốn nhiều diện tích, với 2 ngàn phôi, tôi làm giàn được đóng bằng cây dùng để chất phôi lên có chiều rộng 6m, dài 12m, chiều cao từ giàn xuống mặt đất có khoảng cách hơn 0,5m. Thiết kế nhà lưới, bên trong lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương và tùy vào thời tiết sử dụng nước tưới cho phù hợp. Thông thường tôi chỉ tưới nước cho phôi nấm linh chi ở nhiệt độ 35 độ C trở lên. Bằng biện pháp này, sau 2 tháng chăm sóc nấm cho thu hoạch. Đợt 1 thu hoạch 38 kg và đợt 2 thu hoạch 30 kg. Với giá bán 380 ngàn đồng/kg đã mang lại lợi nhuận gần 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí”.

Thấy được hiệu quả từ mô hình trồng nấm linh chi mang lại, cùng với tiếp cận thị trường cho thấy: Nấm linh chi là loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng nấm khá lớn. Điều quan trọng là kỹ thuật chăm sóc nấm linh chi xem ra khá đơn giản, thích hợp với vùng đất của địa phương… Từ đó, gia đình bà Em tiếp tục gắn bó với nghề.

Qua đợt thu hoạch nấm linh chi bà Em nhận thấy rằng, quy trình trồng nấm khá đơn giản. Vấn đề quan trọng là tưới nước, phải tưới nước vào thời điểm thích hợp. Để nấm phát triển tốt, nhà trồng nấm phải đảm bảo môi trường sạch, thông thoáng, đảm bảo đủ độ ẩm và nấm được nuôi trong mùng kín. Riêng về nước tưới sử dụng nguồn nước qua hệ thống lắng lọc phòng tránh cho nấm không bị nhiễm bệnh, đảm bảo về chất lượng.

Ngoài ra, với kinh nghiệm của mình bà Em cho biết nấm linh chi còn được sử dụng như một loại thuốc quý, do đó việc trồng nấm phải đảm bảo đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường tốt.

Đầu tư mô hình trồng nấm linh chi nhật bản tại Sơn Định, Chợ Lách được xem là mô hình mới có nhiều triển vọng cho nông dân. Việc đầu tư mô hình này không chỉ giúp nông dân phát triển kinh tế mà còn góp phần đa dạng hóa ngành nghề, giúp cho địa phương phát triển ngành du lịch sinh thái làng nghề-khám phá vùng đất mới và đạt các tiêu chí về xã thôn nông thôn mới vào cuối năm 2013.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Lễ Khai Mạc Hội Thảo Giới Trẻ Công Giáo Tại Hải Phòng


Trong các ngày từ 10 đến 13 tháng 07 năm 2012, tại Tòa Giám mục Hải Phòng diễn ra một cuộc hội thảo với chủ đề “CHO NIỀM TIN TƯƠI SÁNG” do Ủy Ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc HĐGMVN tổ chức. Hôi thảo được bắt đầu lúc 14 giờ 30 ngày 10 với bài diễn văn và lời tuyên bố khai mạc của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch Ủy Ban Mục vụ Giới trẻ.

Đến dự hội nghị có sự hiện diện Đức Cha Chủ tịch, Quý Cha trong Ủy ban Giới trẻ, Quý Cha thuyết trình, Quý Cha trong ban tổ chức, cùng các tham dự viên đến từ các giáo phận trên toàn quốc (mỗi giáo phận có hai tham dự viên, một linh mục đặc trách và một đại diện giới trẻ công giáo). Không có đại biểu đến từ các giáo phận: Đả Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Cường, Long Xuyên, Vĩnh Long, Mỹ Tho.

Địa điểm tổ chức cuộc hội thảo của giới trẻ năm nay là “sân nhà” của Đức Cha Chủ tịch. Các tham dự viên từ những miền đất khác của giải đất hình chữ S có cơ hội đến với Giáo phận Hải Phòng, một nơi được nhắc đến khá nhiều trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, trải suốt một quá trình từ Đàng Ngoài đến Đông Đàng Ngoài và rồi đến Hải Phòng. Giáo phận Hải Phòng không chỉ là địa danh của Thành phố Hoa phượng đỏ hay Thành phố Cảng nhưng còn bao gồm cả tỉnh Hải Dương, hai huyện của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Quảng Ninh phía Đông Bắc rất giàu tiềm năng kinh tế.

Với chủ đề “CHO NIỀM TIN TƯƠI SÁNG” dựa trên ý tưởng của Thánh Phaolô “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1,12), mục tiêu của hội nghị là tìm ra đường hướng “giúp người trẻ sống và thực hành đức tin trong môi trường xã hội hôm nay”. Các tham dự viên sẽ cùng nhau hội thảo các đề tài:

*.Đề tài 1: Năm đức tin cho bạn trẻ (Đức Cha Chủ tịch UBMVGT)
* Đề tài 2: Bạn trẻ với Thánh Thể (Cha Piô Ngô Phúc Hậu)
* Đề tài 3: Truyền giáo cho bạn trẻ (Cha Piô Ngô Phúc Hậu)
* Đề tài 4: Kinh nghiệm mục vụ giới trẻ của Dòng Don Bosco (Cha Phêrô Phạm Huy Hoàng, SDB.)
* Đề tài 5: Giáo lý cho bạn trẻ: Youcat (Cha Gioan Lê Quang Việt)
* Đề tài 6: Một số thông tin về Ngày Giới trẻ công giáo Thế giới – WYD2013 (Anh Phêrô Phạm Quang Huy) và những đề nghị cho việc tham dự WYD2013 tại Brazil.

Ngỏ lời với hội nghị trong buổi lễ khai mạc, Đức Cha Chủ tịch nhấn mạnh đến việc “Duyệt lại đức tin” trên cơ sở của việc học giáo lý, nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình. Sự hiện diện của Chúa giúp bạn trẻ sống vui và hăng say phụng sự Ngài. Đức

Cha đã dành nhiều thời gian để lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các tham dự viên. Những quan tâm của Đức Cha và thái độ ân cần tiếp đón của ban tổ chức tạo cho các tham dự viên bầu khí thân tình, như một gia đình. Niềm nở nụ cười, giòn giã chuyện đạo - chuyên đời giữa các thành viên được coi như là hoa trái đầu tiên của hội thảo. Một bạn trẻ đến từ miền Nam nói rằng: “Cứ gặp nhau là vui rồi, được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sứ vụ”.

Sau khi kết thúc hội thảo, các tham dự viên sẽ tham gia một chuyến dã ngoại tại đảo Cát Bà để tăng phần hiểu biết và yêu thương nhau hơn.

TẠI SAO TRÊN THỊ TRƯỜNG 1 LOẠI NẤM LINH CHI NHƯNG GIÁ KHÁC BIỆT NHAU?

Nấm Linh Chi Nhật Bản được nuôi trồng, thu hoạch đúng tuổi và đóng gói theo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với người sử dụng thường xuyên để bồi bổ cơ thể và tăng cướng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
- Tên sản phẩm: Nấm Linh Chi.
- Dạng: Nấm nguyên tai
- Thành phần: 100o/o Nấm Linh Chi đỏ nguyên chất (Xích Linh Chi)
Protid ≥ 8g.
Glucid ≥ 19g.
Độ ẩm ≤ 12o/o

- Xuất xứ: Việt Nam.
- Trọng lượng tịnh: 1000 gram.
- Bảo quản: Nơi Khô ráo thoáng mát
- Được nghiên cứu nuôi trồng và Sản xuất tại: Trang trại Nấm Linh Chi Bình Dương.
- Giá 1300.000 VNĐ

TẠI SAO TRÊN THỊ TRƯỜNG 1 LOẠI NẤM LINH CHI NHƯNG GIÁ KHÁC BIỆT NHAU?

- Nấm Linh chi trên thị trường sẽ có khác biệt về thành phần dược tính cho dù đó là 1 chủng loại và đều trồng ở Việt Nam và nhìn hoàn toàn giống nhau cho nên cần chọn 1 thương hiệu uy tín, hiểu rõ cơ chế, quá trình hình thành và nắm rõ kỹ thuật sản xuất nuôi trồng làm sao đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sở dĩ có sự khác biệt là do nguyên liệu sử dụng, ví dụ nguyên liệu trồng trên mùn cưa các loại cây tạp sẽ không tốt bằng loại cây cao su, mà nguyên liệu là mạt cưa cao su trồng trên đất đỏ bazan sẽ tốt nhất cho sự đảm bảo thành phần dược tính cao nhất . Một số nhà sản xuất sẽ dùng mạt cưa tạp để hạ giá thành sản phẩm và thậm chí không cho 1 số nguyên liệu cần thiết vào trong cơ chất trồng Nấm nhầm hạ giá thành và dĩ nhiên chất lượng dược tính sẽ không được tốt nhất.

- Điều kiện chăm sóc và thuốc sinh trưởng sẽ làm tăng năng xuất và giảm chất lượng thậm chí nguy hại sức khỏe, điều này nếu mua Nấm Linh Chi Nhật Bản trôi nổi sẽ không đảm bảo chất lượng, nhìn bề ngoài giống nhau nhưng chất lượng dược tính có thể khác nhau.

- Thu hoạch nấm non cũng làm chất lượng dược tính giảm đáng kể, vì thế bạn thấy các loại nấm nước ngoài sẽ không có lớp phấn (lớp bào tử do họ thu hoạch non hoặc đã lấy bào tử bào chế thuốc riêng). Tại sao họ thu hoạch nấm non lại có lợi? Bởi vì sẽ rút ngăn thời gian trồng xuống còn 1/2 mà năng suất vẫn đảm bảo, chỉ có chất lượng không đảm bảo mà thôi. Nấm Linh Chi mất từ 1 đến 2 tháng chỉ để sản sinh lớp phấn bào từ vì thế những nhà làm kinh tế không chân chính không chịu được thời gian này do không giúp họ tăng doanh thu.

- Trong quá trình nuôi trồng nếu không áp dụng đúng quy trình sẽ xảy ra hiện tượng mối mọt và ảnh hướng đến chất lượng, lúc đó lớp bào tử phóng thích che hết các hiện tượng trên và bằng mắt thường sẽ không thể kiểm tra khi quan sát. Ngoài ra giống Nấm cũng ảnh hưởng đến chất lượng dược tính.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Sắc nước uống: lấy một khối lượng Linh Chi khoảng 5- 10 gram cho 1 lần sắc với 2000ml nước ( 2 lít) đun sôi để nguội uống dần thay nước.
Dùng như trà: cho 5 gram nấm linh chi (khoảng 2 lát) vào 200 ml nước đun sôi, để 10 phút. Uống hết nước có thể châm nước mới. Hoặc cũng có thể nấu lấy nước uống.
Ngâm rượu: để ngâm rượu linh chi bạn lấy nấm Linh Chi khô để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh. Sau 3 tuần bạn có thể dùng được. Dùng hết rượu bạn có thể đổ rượu mới vào. Làm như vậy liên tục đến khi rượu không còn mùi linh chi. (Trung bình từ 5 đến 7 lượt là nên thay Linh chi mới).
Nấu thành món ăn, bài thuốc: Linh chi nấu canh với thịt hoặc để chưng, hầm.. Thành một món Súp Linh chi độc đáo có vị đắng nhẫn, bồi bổ cơ thể cho những người vừa ốm dậy, cần lại sữa và người già yếu.
Nghiền thành bột: Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Ghi chú thêm
Nấm Linh Chi Nhật Bản được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.
Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
Khi sử dụng sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần (chứng tỏ nấm đã có tác dụng thanh lọc và đào thải chất độc trong cơ thể).
Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm linh chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Sản phẩm Linh Chi Nông Lâm được chọn lọc và đóng gói theo đúng tiêu chuẩn bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất cho quý khách hàng.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Người Cha Mất Trí Của Tôi

Thời gian qua rồi thì không thể quay lại được nữa. Vì vậy, thay vì níu kéo quá khứ thì hãy học cách trân trọng hiện tại. Để dành tình yêu cho người mình yêu nhất.  http://bit.ly/1cHra85

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Nấm Linh Chi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Nấm Linh Chi là một trong những dược liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, nó có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ thống miễn dịch.

Từ lâu, Nấm Linh Chi đã trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu y tế và thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện trên toàn cầu để xác thực hiệu quả của nó với sức khỏe con người. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rõ ràng các polysaccharide beta-1,3-D-glucan trong Linh Chi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng mức độ của các chỉ số hệ thống miễn dịch như các hoạt động của tế bào lympho-B và tế bào lympho-T rất nhiều, cải thiện mức độ của các tế bào giết tự nhiên và các đại thực bào, trong đó có tác động tích cực đáng kể cho những người bị AIDS và rối loạn hệ miễn dịch khác, chưa kể đến những tác động tích cực đối với chúng ta, những người luôn ở mức độ cao của sự căng thẳng mỗi ngày.


Các chức năng tăng cường, cải thiện khả năng của hệ thống miễn dịch giúp giảm đáng kể những tác động của bệnh ung thư, như các tế bào giết tự nhiên sau đó có thể loại bỏ tế bào ung thư một cách hiệu quả hơn. Ngoài việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, phiên bản beta-glucans trong Nấm Linh Chi  Nhật Bản hỗ trợ các tế bào miễn dịch xác định và liên kết với các tế bào khối u.

Theo các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm lâm sàng, Một alkaloid trong Linh Chi, gọi là canthaxanthin, cản trở sự phát triển của khối u, bằng cách làm gián đoạn chức năng di động của chúng. Kết quả cho thấy Linh Chi có các đặc tính chống ung thư ấn tượng, do đó, trong phòng thí nghiệm và các thầy thuốc y học cổ truyền thường cho sử dụng lâu dài nấm Linh Chi trong điều trị ung thư.

Ngoài việc điều trị ung thư, Linh Chi đã được báo cáo là một đại lý trị liệu rất có lợi đối với một trong những kẻ giết người hàng đầu thế giới, đó là bệnh tim. Linh Chi như một phòng ngừa rất hiệu quả làm giảm một số yếu tố nguy cơ, đó là do trong Linh Chi có chứa hàm lượng cao của các chất bảo vệ tim, sterol, axit ganoderic, coumarin, mannitol và polysaccharides. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit ganoderic đặc biệt là triglyceride thấp hơn, làm giảm nồng độ cholesterol cao trong máu, hạ huyết áp, làm giảm độ bám dính tiểu cầu và có khả năng sửa chữa loạn nhịp tim trong một số trường hợp. Trong một nghiên cứu 54 người bị tăng huyết áp, với các triệu chứng không đáp ứng với thuốc, dùng Linh Chi trích xuất ba lần một ngày trong bốn tuần đã chứng minh hiệu quả trong việc làm giảm đáng kể huyết áp, theo một nghiên cứu báo cáo của Burton Goldberg.

Bên cạnh hiệu quả bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng, ung thư và bệnh tim, sử dụng bổ sung Linh Chi sẽ làm giảm khó chịu hàng ngày. Linh Chi Việt Nam có thể giảm và trong một số trường hợp giảm bớt hoàn toàn hệ thống dị ứng. Nghiên cứu ở Nhật Bản ghi nhận rằng lanostan, một thành phần hoạt động trong Linh Chi như một chất chống histamine tự nhiên. Những người bị viêm khớp và đau cơ bắp theo Tiến sĩ William B. Stavinhoa ​​của Đại học Texas Trung tâm Khoa học Y tế báo cáo rằng Linh Chi mạnh mẽ như 5mg hydrocortisone, trong việc làm giảm đau và cứng khớp và với rất ít tác dụng phụ.

Như vậy, nấm Linh Chi rất tốt cho sức khỏe của mỗi người, các bạn hãy sử dụng nấm Linh Chi ngay hôm nay nhé, để sức khỏe của cả gia điình bạn luôn đảm bảo. Với liều 10 gam mỗi ngày, uống lát, dạng bột, ngâm rượu và đưa vào thực phẩm, sinh tố, sắc lấy nước uống hoặc uống như trà, nấm Linh Chi có thể nghiền nát trong một máy xay cà phê, sau đó chỉ cần dùng một muỗng canh Linh Chi với nước nóng là bạn đã có một tách trà yêu thích bổ dưỡng thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe của bạn.



Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI NHẬT BẢN

Những năm gần đây, khoa học vẫn luôn cố gắng thử nghiệm tác dụng của nấm linh chi Nhật Bản đối với đời sống sức khỏe của con người. Nấm linh chi Nhật Bản là loại dược liệu quý trong họ nấm linh chi, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, chống lão hóa cho nên còn có tên là nấm trường thọ. Tuy đã công bố nhiều hiệu quả, song việc nghiên cứu vẫn còn tiếp diễn.
Nhiều đoàn thể cùng phối hợp nghiên cứu, đã cho thấy giá tri và hiệu quả trị liệu của nấm linh chi Nhật Bản. Hiệu quả tác dụng của nấm linh chi Nhật Bản qua các kết quả nghiên cứu được công bố như sau:
TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI NHẬT BẢN

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Sử dụng nấm Linh chi - đôi điều cần biết

Nấm linh chi là loại dược liệu quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, chống lão hóa cho nên còn có tên là nấm trường thọ. Tên khoa học của nấm linh chi là Ganodesma lucidum (Leyss ex Fr) Karst thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae. Người dùng thuốc cần phân biệt nấm linh chi với một số nấm khác căn cứ vào những đặc điểm sau: Nấm linh chi là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có hình thận, hình tròn hơi dẹt hoặc hình cánh quạt. Cuống nấm lệch về một bên mũ thường có hình trụ tròn hoặc hơi dẹt. Nhìn toàn thể, nấm linh chi phơi khô có màu đỏ nâu hay đỏ cam và hơi cứng.

Nấm linh chi thường mọc hoang dại ở một số địa phương ở Hàn Quốc, nhưng đã được trồng đại trà. ở nước ta nhiều nơi cũng đã có cơ sở trồng loại nấm này. Các thành phần chính của nấm linh chi có hoạt tính sinh học là một số kháng sinh và enzym như amylaza, proteaza, xenlulaza... Trong đó hàm lượng ergosterol có từ 0,3-0,4% và có chứa nhiều nguyên tố germanium. Hàm lượng germanium ở nấm linh chi còn cao hơn cả nhân sâm từ 5-8 lần. Trong nấm linh chi người ta còn thu được các aminoacid, polysacharid, steroid, treterpen và garnoderic acid, vitamin và muối khoáng. Chính sự có mặt của chất garnoderic acid làm cho nấm linh chi có tác dụng chống viêm và chống dị ứng.
Theo kinh nghiệm dân gian, nấm linh chi có tác dụng kéo dài tuổi thọ, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, trung hòa chất độc bảo vệ gan, chống các bệnh viêm gan. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp, ức chế vón tiểu cầu, ức chế sinh tổng hợp cholesterol trong máu. Gần đây một số đề tài nghiên cứu khoa học về nấm linh chi còn thông báo một số tác dụng đặc biệt quý báo của nấm linh chi đối với một số bệnh nan y như ngăn ngừa và làm tan sự tạo thành khối u, ức chế một số vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa bệnh đái đường... Tuy nhiên những thông tin trên còn phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi. Nhưng có một thực tế là những người cao tuổi có sử dụng nấm linh chi đều cho biết là có cải thiện trí nhớ, ăn ngủ được và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Người ta đã sản xuất loại nước ngọt giải khát bổ dưỡng có nấm linh chi hoặc phối hợp linh chi và nhân sâm. Nấm linh chi phơi khô tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g trước bữa ăn. Pha bột linh chi với 50ml nước ấm (60-70oC) có thể cho thêm mật ong. Khi uống nước nấm linh chi chỉ nên uống thêm vitamin C để tăng cường tác dụng chống oxy hóa. Công thức này đặc biệt tốt cho những người cao tuổi, ốm lâu ngày, suy kiệt.
Cũng có thể thái lát nhỏ nấm linh chi, phối hợp với cam thảo rồi sắc bằng nước nóng lấy nước uống. Nấm linh chi đặc biệt tốt vì có thể dùng cho mọi đối tượng và không có tác dụng phụ về sau.


Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Ðại Hội Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam 2012 tại Hoa Kỳ

Hơn 800 giới trẻ Công Giáo gốc Việt từ nhiều tiểu bang trên đất nước Hoa Kỳ, trong nhiều màu áo nổi bật, có mặt hội trường Titan của đại học Cal State Fullerton tham dự lễ khai mạc Ðại Hội Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam năm 2012 (VYC4) với chủ đề “Cùng Thầy Sánh Bước” (Walk With Me), kéo dài trong ba ngày 27, 28 và 29 Tháng Bảy.

Những chàng trai, cô gái thuộc Giới Trẻ La San San Jose trong trang phục áo dài dân tộc đã thu hút sự chú ý của tất cả các thành viên tham dự ngay từ giây phút bắt đầu chương trình khai mạc, bằng những bài múa trống, múa cờ tạo không khí sôi động, hào hùng, và không kém phần uy nghi, hùng tráng.

Lễ niệm hương trước bàn thờ quốc tổ được thực hiện long trọng ngay sau phần giới thiệu pano tham dự của các đoàn Giới Trẻ Công Giáo Orange, Legion of Mary, Lasan Việt Nam, Giới Trẻ Seattle, Sinh Viên Công Giáo, Liên Ðoàn Nguồn Sống thuộc Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Las Vegas, Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Vinh Sơn Liên, Cộng Ðoàn St. Callistus ở Garden Grove, Giới Trẻ Vùng Bay Area, và nhiều nhóm khác.

Theo tin từ ban tổ chức, hơn 830 người ghi danh tham dự đại hội, đến từ nhiều tiểu bang như Alabama, Arizona, California, Connecticut, Florida, Georgia, Lousiana, New York, Oregon, Washington. Các thành viên tham dự có độ tuổi từ 16 trở lên, trong đó đông nhất là tuổi từ 18 đến 20.

Trao đổi với phóng viên Người Việt, anh Nguyễn Mạnh Chí, trưởng ban tổ chức VYC4, cho biết mục đích của đại hội là nhằm “tạo cơ hội cho các bạn trẻ gốc Việt đến với nhau, ngồi lại với nhau, cùng chia sẻ và gặp gỡ, trao đổi với nhau về văn hóa Việt Nam, những cái hay cái đẹp của Việt Nam. Bên cạnh đó còn là trao đổi về đời sống tâm linh với nhau.”
***
Ngay trước giờ khai mạc, khoảng sân trước hội trường Titan vang đầy tiếng cười nói, chào hỏi củagiới trẻ Công Giáo từ khắp nơi đổ về. Hòa trong màu áo đỏ thắm của nhóm Giới Trẻ Seattle, cô Châu Phạm, 20 tuổi, sinh viên đại học University of Washington, vui vẻ cho biết, “Ðây là lần thứ hai em tham dự đại hội. Lần trước em đi cách đây ba năm thấy rất là vui nên lần này em muốn đi nữa.”

Theo cô, niềm vui khiến cô quay trở lại tham dự đại hội lần này là vì “những hội thảo mà mấy cha giảng em thấy rất hay, thấy đông người, rất náo nhiệt, và em có thêm được nhiều kinh nghiệm lắm nên năm nay em cũng mong là được như vậy.”

Cũng là một trong 60 thành viên của nhóm Giới Trẻ Seattle, em Nguyễn Thành Tâm, 17 tuổi, đang học trung học, lần đầu tiên tham dự đại hội “theo lời giới thiệu của mẹ” cho rằng “đến đây thấy không khí vui quá, nhiều người quá.”

“Em muốn đến đây để học thêm nhiều điều, biết được nhiều bạn bè từ khắp mọi nơi và học để tìm hiểu thêm về Chúa về đức tin và muốn có thêm nhiều bạn bè,” em Thành Tâm nói thêm về mục đích tham dự đại hội của mình.

Ba lô khoác sau vai, tay ôm “túi ngủ để phòng hờ trường hợp phải dùng đến,” em Michael Trần, 18 tuổi, “nhà gần đây,” vừa dáo dác đi tìm nơi tập trung vừa vui vẻ cho biết, “Em chưa có kinh nghiệm gì về đại hội này, đây cũng là ngày đầu ở đây, nhưng em cảm thấy hào hứng lắm.”

Cũng lần đầu tham dự đại hội, với “mong muốn mình được gần hơn với Chúa, với tất cả mọi người,” em Jessica Nguyễn, 16 tuổi, đang học trung học ở San Jose, “không có cảm giác lo sợ, mà nhanh chóng làm quen được với bạn cùng phòng,” bởi “em thấy ai cũng vui hết, đến đây thấy không khí rất là thân thiện.”

Không đi theo một nhóm cụ thể nào nhưng anh Joseph Phạm, sinh viên năm thứ hai, ngành tâm lý, trường đại học San Francisco chia sẻ, “Em biết đến đại hội này do dì của em hay cho các con dì đi đại hội giới trẻ và tĩnh tâm nên lần này cho em đi theo luôn. Ðến đây em thấy rất là vui, thấy có nhiều đội, mỗi đội có áo khác nhau, reo hò, cổ cũ nhau vui lắm.”

Ngoài “hy vọng sẽ gặp được nhiều bạn mới trau dồi niềm tin của Chúa nhiều hơn,” mục đích của Joseph khi tham gia đại hội là “muốn có một kỷ niệm cuối mùa hè thật là vui.”

Bận bịu, lăng xăng tới lui cho chương trình khai mạc là Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục Học Khu Garden Grove. Trong VYC4, Luật Sư Lân giữ vai trò phụ tá trưởng ban tổ chức giúp đỡ điều hành chương trình khai mạc.

“Làm việc với các bạn trẻ thì phải hòa đồng cùng với họ, làm việc chung với họ thì mình thấy mình cũng giống như họ thôi. Tinh thần làm việc của các em tạo cho mình một sinh lực, một sinh khí rất đặc biệt khi làm việc, rất là vui.” Luật Sư Lân cho biết.

Cũng chính từ lý do này mà Luật Sư Lân cảm thấy, “Trở lại làm việc cùng các bạn trẻ, tôi cho ba ngày này là ba ngày nghỉ hè. Ði chơi, đi trại với các em, tôi nghĩ tôi học hỏi được rất nhiều từ các em, dù rằng mỗi lần làm việc như thế này cũng có những sự khó khăn, nhưng qua đó mình học hỏi được nhiều điều cho cá nhân tôi cũng như cho các bạn trẻ ở đây.”

Nói thêm về ý nghĩa của việc qui tụ được đông đảo giới trẻ về tham dự đại hội, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân cho rằng, “Ðại hội này tập trung các bạn trẻ lại với nhau, liên kết làm việc với nhau, làm quen với nhau, khi trở về địa phương mình các bạn lại cũng liên lạc với nhau để giúp cho đoàn thể của mình. Mục tiêu của đại hội là tạo ra cơ hội làm việc cho các bạn trẻ để tăng khả năng phục vụ giáo hội, phục vụ cộng đồng của mình nơi địa phương mình cư ngụ.”

Nấm linh chi có nên ngâm rượu uống

Thời xưa, nấm linh chi thuộc loại thuốc rất quý và hiếm, chỉ có vua chúa, người giàu và các đạo sĩ tu tiên ở trong núi mới có được để dùng. Ngày nay, nhờ phương pháp nuôi trồng nhân tạo, linh chi đã không còn là một thứ thuốc hiếm, và cũng không qúa đắt tiền nữa. Nhưng cũng chính vì linh chi đã trở thành thứ thuốc "quý mà không hiếm", nên khá nhiều người lại có thái độ coi thường, thích đi tìm những thứ thuốc hiếm, và quên mất những tác dụng kỳ diệu của nấm linh chi.

Nấm linh chi là vị thuốc rất cổ, đã được nghi trong sách "Thần nông bản thảo" (Bộ sách thuốc đầu tiên của Đông y), viết cách đây khoảng 2000 năm; và trong "Bản thảo cương mục" (Bộ sách thuốc nổi tiếng nhất của Đông y cổ truyền), cũng đã giới thiệu rất tường tận về nấm linh chi.

Theo Đông y:

- Linh chi có vị ngọt, tính bình, không độc; vào các kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị, Phế và Thận. Có tác dụng tư bổ cường tráng, an thần định chí. Dùng chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, hay quên, tâm loạn nhịp, ho nhiều đờm, ... Sách "Bản thảo cương mục" viết: Dùng linh chi lâu ngày thì thân thể nhẹ nhàng, trường sinh bất lão như các vị thần tiên.

- Liều dùng: Mỗi ngày dùng từ 1,5-3g, tán bột, làm viên, ngâm rượu, chế xi-rô; hoặc chế các món ăn. Linh chi là vị thuốc có tính hòa hoãn (tác dụng tương đối chậm), uống lâu mới thấy rõ tác dụng. Độc tính của linh chi rất thấp, một số ít người dùng linh chi thấy mũi và miệng có cảm giác háo khô, hoặc dạ dày có cảm giác hơi khó chịu, không cần xử lý.

- Kiêng kỵ: Theo sách "Bản thảo kinh tập chú" không dùng linh chi cùng với các vị thuốc "thường sơn", "biển thanh", "nhân trần".



Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Linh chi có tác dụng điều hòa chức năng hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, tăng sức co bóp của cơ tim, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào gan, ... Có thể sử dụng để chữa các bệnh như thần kinh suy nhược, bệnh động mạch vành tim, cao huyết áp, thiếu máu, viêm gan mạn tính, ...

Cách sử dụng linh chi đơn giản nhất: Dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột, đun nước sôi kỹ (sôi 15-30 phút) lấy nước uống trong ngày. Nhiều người còn mua nấm linh chi khô về nấu canh, nấu súp làm món ăn bổ dưỡng cao cấp, có thể cùng nấu với thịt, và một số vị thuốc bổ khác.

Nếu muốn chế thành rượu thuốc, tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn một trong số các công thức dưới đây:

(1) Rượu linh chi:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 30g (thái nhỏ), rượu trắng 500ml; ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Tác dụng: Chữa thần kinh suy nhược, kém ăn, mất ngủ (Dược tửu dữ tư cao).

(2) Rượu linh chi nhân sâm:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 75g, nhân sâm 25g - 2 thứ đem thái nhỏ, đường phèn 150g, rượu trắng 500ml; ngâm các vị thuốc trong rượu ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; lọc lấy rượu, hòa đường phèn vào, thêm rượu trắng vào cho đủ 500ml; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Tác dụng: Bổ phế khí, chữa ho lâu ngày, suyễn thở do cơ thể suy nhược, người cao tuổi viêm khí quản mạn tính ho nhiều đờm (Bổ ích trung dược đích diệu dụng dữ kỵ khẩu).

(3) Rượu linh chi đan sâm:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 30g, đan sâm 15g, tam thất 10g, rượu trắng 500ml; ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Tác dụng: Chữa thần kinh suy nhược, đau thắt tim, mất ngủ, tăng huyết áp, mỡ máu cao (Trung Quốc dược thiện đại toàn).

(4) Rượu linh chi long nhãn:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 100g, hoàng tinh chế 100g, hà thủ ô chế 100g, long nhãn 50g, đảng sâm 50g, kỷ tử 50g, hoàng kỳ 50g, đương quy 50g, thục địa 50g, trần bì 25g, sơn dược (củ mài) 25g, phục linh 25g, đại táo (táo tầu) 25g; tất cả 13 vị trên tán thô, cho vào bình, đổ ngập rượu, ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; chắt lấy rượu thuốc, hòa thêm 500g đường phèn, thêm rượu vào cho đủ 7 lít; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml (Công thức rượu "Linh chi quế viên tửu" của Quảng Tây, Trung Quốc).

- Tác dụng: Bổ khí huyết, mạnh thân thể, tăng cường chức năng tiêu hóa và hô hấp, bổ thận, bảo vệ gan. Dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, phụ nữ sau khi sinh gầy yếu, thiếu máu, tóc sớm bạc.

- Kiêng kỵ: Người bị cảm mạo phát sốt, đau mắt đỏ, âm hư hỏa vượng không dùng được.

Trở lại câu hỏi, có thể cho linh chi vào thang thuốc ngâm rượu đã có sẵn hay không, xin trả lời bạn như sau: Nếu trong thang thuốc đó không có những vị thuốc có tính "tương kỵ" với nấm linh chi (như đã nói ở trên), thì vẫn có thể cho linh chi vào cùng ngâm rượu uống.

Từ khóa: tác dụng của nấm linh chi, nấm linh chi nhật bản, cách sử dụng nấm linh chi
Sưu tầm