Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Rừng sâm quý được trồng “bí mật” tại Kon Tum

Một rừng sâm quý Ngọc Linh 140 ha được ươm trồng “bí mật” trong suốt 13 năm qua hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên giữa rừng già nguyên sinh vừa được công bố. Một tin vui về loài thực vật được xếp đầu bảng trong Sách đỏ thực vật Việt Nam(1994). 
 
Theo VTV, rừng sâm này, được trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, nơi có độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển. Với 140 ha sâm Ngọc Linh, mỗi ha cho sản lượng ít nhất 1 tấn sâm, theo giá thị trường hiện nay có thể thu về 50 tỷ đồng.
VTV dẫn lời ông Trần Hoàn, chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết: “Có thời điểm chúng tôi phải mua đến 50 triệu đồng/kg sâm, trong khi tỉ lệ sống của nó chỉ đạt từ 30-40%. Hàng chục năm nay, chúng tôi đã rải người đi khắp các xã thuộc địa bàn có sâm. Khi dân kiếm được thì chúng tôi thu mua rồi lại mang lên rừng”.
 
Với việc công bố vườn sâm 140 ha, bài toán về giống, khó khăn lớn nhất trong chiến lược nhân rộng loài dược liệu quý này đã được giải quyết. Riêng trong năm nay, vườn sâm Ngọc Linh 140 ha sẽ cung cấp 1 triệu cây giống, tương đương với 20 ha trồng mới.
 
Chính phủ cũng đã có chủ trương đưa sâm Ngọc Linh thành 3 sản phẩm dược liệu quốc gia. Tuy nhiên, chỉ khi vườn sâm “bí mật” 140 ha được công bố, thì hướng phát triển bền vững cho người dân địa phương thông qua loài dược liệu này mới trở nên thực sự khả thi. Dự kiến, sâm Ngọc Linh sẽ được cung cấp ra thị trường từ cuối năm nay.
Được biết, sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ riêng có ở vùng núi cực cao thuộc một ít huyện của Kon Tum và Quảng Nam trong sơn hệ Ngọc Linh (có đỉnh cao 2.598m). Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết sau ngày được phát hiện (1973). Sâm Ngọc Linh được xếp đầu bảng trong Sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).
 
Nỗ lực cứu cây sâm quý, từ những năm 1990, ngành chức năng ở Quảng Nam, Kon Tum đã lập những chốt điểm trồng sâm di thực ở quanh núi Ngọc Linh, vốn có độ cao và những điều kiện phù hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
 
Vượt qua hàng loạt những khó khăn, từ cơ chế tổ chức - chốt trồng sâm di thực ở cao điểm xa xôi, hẻo hút, đến mò mẫm kiếm tìm kỹ thuật nhân trồng, chăm sóc, cuối cùng, hơn mười năm nay Trại Dược liệu Trà Linh - thuộc Công ty Dược Quảng Nam, đã không chỉ bảo tồn được nguồn gen mà còn phát triển sâm Ngọc Linh thành cây trồng kinh tế. Từ năm 2008, công ty đã có sản phẩm sâm Ngọc Linh bán ra thị trường.
 
Từ 5 năm nay, một số cư dân Ngọc Linh – những người Xơ-đăng bản địa ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), đã mở được mùa vàng của cây sâm quý. Nhiều chủ hộ ở Trà Linh (Nam Trà My) ngoài việc bán củ sâm (từ 5 đến 7 tuổi) còn có thu nhập thêm từ bán cây sâm giống cho bà con trong vùng, cả cho cư dân vùng Tu Mơ Rông.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Dùng đúng cách để nâng cao tác dụng của Sâm Ngọc Linh

Liều lượng và cách dùng Sâm Ngọc Linh:

Sâm Ngọc Linh rất tốt cho sức khõe và không có độc tố nên sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi tử trẻ em đến người già và rất tốt cho quá trình dưỡng bệnh, hồi phục sức khõe.

Đối với Sâm Ngọc Linh ngâm rượu:

Rửa sạch sâm, ngâm vào rượu 50 - 70 độ , và đặc biệt phải ngâm vào bình thủy tinh. Phải ngâm 3 tháng trở lên thì khi sử dụng mới thấy có tác dụng tốt cho cơ thể .

Với trọng lượng từ 2-3 lít/100g Sâm Ngọc Linh thì mỗi ngày dùng 50-100(ml)

Đối với Sâm Ngọc Linh Tươi:

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Trường hợp muốn dùng lâu dài thì ngâm với mật ong nguyên chất(không lẫn nước) để bảo quản và dùng lâu dài. Rửa thật sạch , thái lát mỏng và ngâm với mật ong. Phương pháp này khi ngâm có thể sử dụng liền. Mật ong là chất chóng mốc và còn là thuốc bổ nên sẽ tăng cường tác dụng của Sâm Ngọc Linh. Người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong.

Mỗi ngày dùng 1g/10kg thể trọng người dùng, nhai sống vào buổi sáng.

Đồi với Sâm Ngoc Linh Khô:

Cứ 1kg Sâm Ngọc Linh khô sẽ tương đương với 5kg Sâm Ngọc Linh Tươi nên sử dụng ít hơn 5 lần so với Sâm Tươi.

Một số lưu ý khi sử dụng Sâm Ngọc Linh:

Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng Sâm Ngọc Linh vì Sâm có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục và co bóp thành tử cung nên sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Cũng như các loại Sâm khác, Sâm Ngọc Linh cũng không được dùng trong các trường hợp: đau bụng(thể hàn, tiết tả...), đầu bụng, chướng bụng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, những người cao huyết áp cụng không nên sử dụng Sâm Ngọc Linh. Tránh dùng Sâm vào buổi chiều hoặc tối đối với người mất ngủ.

Khi dùng Sâm với trẻ em, Sâm chỉ được dùng(thường là dùng bổ sung) khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, suy nhược cơ thể,... Còn với các trẻ có thể chất khõe mạnh, phát triển bình thường, không măc các bệnh lý thuộc hư chứng thì không được dùng Sâm để tác dụng của sâm ngọc linh được tốt nhất

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Sử dụng nấm Linh chi - đôi điều cần biết

Nấm linh chi là loại dược liệu quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, chống lão hóa cho nên còn có tên là nấm trường thọ. Tên khoa học của nấm linh chi là Ganodesma lucidum (Leyss ex Fr) Karst thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae. Người dùng thuốc cần phân biệt nấm linh chi với một số nấm khác căn cứ vào những đặc điểm sau: Nấm linh chi là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có hình thận, hình tròn hơi dẹt hoặc hình cánh quạt. Cuống nấm lệch về một bên mũ thường có hình trụ tròn hoặc hơi dẹt. Nhìn toàn thể, nấm linh chi phơi khô có mầu đỏ nâu hay đỏ cam và hơi cứng.
Nấm linh chi thường mọc hoang dại ở một số địa phương ở Hàn Quốc, nhưng đã được trồng đại trà. ở nước ta nhiều nơi cũng đã có cơ sở trồng loại nấm này. Các thành phần chính của nấm linh chi có hoạt tính sinh học là một số kháng sinh và enzym như amylaza, proteaza, xenlulaza... Trong đó hàm lượng ergosterol có từ 0,3-0,4% và có chứa nhiều nguyên tố germanium. Hàm lượng germanium ở nấm linh chi còn cao hơn cả nhân sâm từ 5-8 lần. Trong nấm linh chi người ta còn thu được các aminoacid, polysacharid, steroid, treterpen và garnoderic acid, vitamin và muối khoáng. Chính sự có mặt của chất garnoderic acid làm cho nấm linh chi có tác dụng chống viêm và chống dị ứng.
Theo kinh nghiệm dân gian, nấm linh chi có tác dụng kéo dài tuổi thọ, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, trung hòa chất độc bảo vệ gan, chống các bệnh viêm gan. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa huyết áp, ức chế vón tiểu cầu, ức chế sinh tổng hợp cholesterol trong máu. Gần đây một số đề tài nghiên cứu khoa học về nấm linh chi còn thông báo một số tác dụng đặc biệt quý báo của nấm linh chi đối với một số bệnh nan y như ngăn ngừa và làm tan sự tạo thành khối u, ức chế một số vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa bệnh đái đường... Tuy nhiên những thông tin trên còn phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi. Nhưng có một thực tế là những người cao tuổi có sử dụng nấm linh chi hàn quốc đều cho biết là có cải thiện trí nhớ, ăn ngủ được và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Người ta đã sản xuất loại nước ngọt giải khát bổ dưỡng có nấm linh chi hoặc phối hợp linh chi và nhân sâm. Nấm linh chi phơi khô tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g trước bữa ăn. Pha bột linh chi với 50ml nước ấm (60-70oC) có thể cho thêm mật ong. Khi uống nước nấm linh chi chỉ nên uống thêm vitamin C để tăng cường tác dụng chống oxy hóa. Công thức này đặc biệt tốt cho những người cao tuổi, ốm lâu ngày, suy kiệt.
Cũng có thể thái lát nhỏ nấm linh chi, phối hợp với cam thảo rồi sắc bằng nước nóng lấy nước uống. Nấm linh chi đặc biệt tốt vì có thể dùng cho mọi đối tượng và không có tác dụng phụ về sau.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Quỹ từ thiện LINH CHI CHO BỆNH NHÂN NGHÈO

Trong dịp Giáng Sinh và Tết Giáp ngọ 2013, CÔNG TY CỒ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG HOÀNG GIA tổ chức chương trình từ thiện tên gọi LINH CHI CHO BỆNH NHÂN NGHÈO. Đây là chương trình từ thiện do HOANGGIAFOOD tổ chức nhằm mang sản phẩm Nấm Linh Chi quý giá đến cho những bệnh nhân nghèo, những người đang khốn khổ trước sự vật vã của bệnh tật và cuộc sống,

Chương trình lần 1 sẽ do Công Ty CP TPDD Hoàng Gia tổ chức và hoàn toàn tài trợ , dự kiến diễn ra vào ngày 17/12/2013 tại Khoa Nội, bệnh viên Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh, bao gồm 100 hộp Nấm Linh Chi Hoàng Gia cao cấp tổng trị giá 20.000.000 VND,


Sau chương trình này, CÔNG TY CỒ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG HOÀNG GIA cũng kêu gọi các tổ chức cá nhân có tấm lòng hảo tâm muốn giúp đỡ những bệnh nhân nghèo sẽ cùng tham gia đóng góp với công ty để quỹ ngày càng mở rộng và mang đến hy vọng cho những bệnh nhân nghèo

Mục đích: Chia sẻ khó khăn của các cháu bệnh nhân nghèo không may mắn

Thời gian : từ 20/12/2013 đến 20/12/2014

Địa điểm thực hiện: Khoa Nội Bệnh Viện Ung bướu Tp.HCM

Hình thức quyên góp: Quyên góp tài chính

Địa điểm tiếp nhận: tại văn phòng Công Ty CP TPDD Hoàng Gia – 132 Bành Văn Trân, Phường 7, Q.Tân Bình, Tp.HCM

Cách thức :
- Đối với khách hàng ở trong nội thành : Quý khách sẽ đem đến và ghi tên, ký nhận trực tiếp tại công ty.

- Đối với khách hàng ở các tỉnh thành phố khác : có thể liên hệ trước và chuyển khoản hoặc chuyển bưu điện

Chúng tôi cũng nhận quyên góp quần áo và vật dụng cũ cho việc làm từ thiện.

Sau khi nhận những phần quà và tấm lòng hảo tâm của quý vị, chúng tôi sẽ công báo rộng rãi số tiền và quà quyên góp của quý vị trên website công ty www.hoanggiafood.com , website www.sotayyhoc.com và hệ thống mạng xã hội của công ty, đồng thời sẽ báo cáo thu chi công khai trên hệ thống website của công ty cũng như qua email của quý nhà hảo tâm vào mỗi cuối tháng,

Mọi chi tiết xin liên hệ bộ phận hỗ trợ khách hàng.

Hotline : 0975 07 5500 – 097 861 3377
Mail : dungnguyen@hoanggiafood.com
Yahoo : teresa_dung@yahoo.com
Website: http://linhchi.com.vn/tin-tuc/quy-tu-thien-linh-chi-cho-benh-nhan-ngheo.html

Sự đóng góp của quý khách chính là món quà vô cũng ý nghĩa dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Vẻ đẹp của nấm linh chi

Không những có giá trị cao về mặt y học, nấm linh chi còn được người châu Á coi là biểu tượng của sự thịnh vượng.
Nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma Lucidum) thuộc họ nấm Lim (Ganodermataceae). Các tên gọi khác của loài nấm này là Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung.
Nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma Lucidum) thuộc họ nấm Lim (Ganodermataceae). Các tên gọi khác của loài nấm này là Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. (Ảnh: wildflowersofthewestvillage.com)
Ban đầu nấm linh chi là các sợi màu trắng, mọc kí sinh hay hoại sinh trong cây, trong gỗ hoặc trên đất giàu mùn gỗ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển thành cá thể nấm.
Ban đầu nấm linh chi là các sợi màu trắng, mọc kí sinh hay hoại sinh trong cây, trong gỗ hoặc trên đất giàu mùn gỗ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển thành cá thể nấm. (Ảnh: ebay.com)
Nấm linh chi phân bố đa dạng và phong phú nhất ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, chúng còn sinh trưởng và phát triển ở khu vực Bắc Mỹ.
Nấm linh chi phân bố đa dạng và phong phú nhất ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, chúng còn sinh trưởng và phát triển ở khu vực Bắc Mỹ. (Ảnh: herbanext.com)
Loại nấm này ở Bắc Mỹ có kích thước lớn hơn và thường không có cuống.
Loại nấm này ở Bắc Mỹ có kích thước lớn hơn và thường không có cuống. (Ảnh: projectnoah.org)
Loại nấm này có cuống dài nhỏ.
Loại nấm này có cuống dài nhỏ. (Ảnh: usra.edu)
Hình dạng của nấm Linh Chi khá đa dạng. Một số loài có hình nấm với chiếc mũ nấm nhăn nheo.
Hình dạng của nấm Linh Chi Hàn Quốc khá đa dạng. Một số loài có hình nấm với chiếc mũ nấm nhăn nheo. (Ảnh: shelliefradin.com)
Một số loài có hình dáng như quả thân.
Một số loài có hình dáng như quả thân. (Ảnh: blogspot.com)
Trong y học, linh chi được coi là vị thuốc quý bởi công năng thần kỳ của nó, có thể giúp con người chữa được nhiều bệnh và giải độc cho cơ thể.
Trong y học, linh chi được coi là vị thuốc quý bởi công năng thần kỳ của nó, có thể giúp con người chữa được nhiều bệnh và giải độc cho cơ thể. (Ảnh: articlesdownload.com)
Nấm linh chi còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần với người châu Á. Người Trung Quốc coi Linh chi là báu vật vô cùng huyền bí tượng trưng cho sự trường tồn, cho sức khỏe và linh hồn.
Nấm linh chi còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần với người châu Á. Người Trung Quốc coi Linh chi là báu vật vô cùng huyền bí tượng trưng cho sự trường tồn, cho sức khỏe và linh hồn.(Ảnh: symmetrydirectbuy.com)
Hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam là các quốc gia sản xuất nấm linh chi nhiều nhất trên thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam là các quốc gia sản xuất nấm linh chi nhiều nhất trên thế giới

Không phải nấm linh chi nào cũng chữa được bệnh

Hiện nay có nhiều độc giả viết thư hỏi: Ở vùng miền núi có một loại nấm giống nấm linh chi được người dân hái trên các loại cây gỗ trong rừng đem về dùng hoặc bán với lời quảng cáo là đây là nấm linh chi tự nhiên,
    Có tác dụng như nấm linh chi được bán tại các cơ sở y học cổ truyền. Xin tòa soạn cho biết đây có phải là nấm linh chi không và có công dụng chữa bệnh như nấm linh chi thật không ? Báo Sức khỏe&Đời sống xin đăng phần trả lời của Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để bạn đọc tham khảo.
    Trong vài chục năm gần đây, trên thị trường Đông dược nước ta, nấm linh chi và các chế phẩm của nó được lưu hành và tiêu thụ hết sức rộng rãi, nhưng chủ yếu là xích chi (Ganoderma lucidum) và tử chi (Ganoderma japonicum), hai loại đã dùng làm thuốc từ lâu đời và được nghiên cứu hiện đại tương đối đầy đủ. Trên thực tế, kết quả thống kê cho thấy chủng loại linh chi là rất phong phú, ước tính toàn thế giới có 104 loài linh chi. Riêng Trung Quốc có 84 loài, trong đó chỉ có 12 loài được dùng làm thuốc như xích linh chi, tử linh chi, hắc linh chi (G. atrum), bạc thụ chi (G. capense), mật văn bạc chi (G.tenue), tùng sam linh chi (G. tsugae), thụ thiệt…

    Nếu xích chi và tử chi đã được bàn đến rất sâu sắc trong các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Biệt lục, Bản thảo kinh tập chú, Dược tính luận, Tân tu bản thảo… về phương diện dược tính và công năng chủ trị, đồng thời nghiên cứu hiện đại về dược lý và lâm sàng cũng rất phong phú và toàn diện thì các loại nấm linh chi khác cho đến nay chưa có số liệu khảo sát về lâm sàng và độc tính.
    Theo quan sát trên hình ảnh, có thể tạm thời nhận định đây cũng là một loại nấm linh chi Hàn Quốc nhưng không phải là loại đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Như trên đã nói, nấm linh chi là một loại dược liệu qúy đã được dùng để trị bệnh và bảo vệ sức khỏe từ lâu đời. Tuy nhiên không phải  bất cứ loại linh chi nào cũng được dùng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm của cổ nhân và kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong hơn 100 loài linh chi chỉ có một số rất ít được dùng để chữa bệnh, trong đó đặc biệt thông dụng là linh chi chuẩn hay còn gọi là xích chi và tử chi, hai loại đã được khảo sát khá kỹ về dược lý và lâm sàng.
    Vậy nên, câu trả lời trước mắt là với loại nấm này, trước khi sử dụng, rất cần phải được đưa đến các cơ sở nghiên cứu dược liệu và lâm sàng hiện đại để xác định rõ tên khoa học, vì với nhiều loại nấm linh chi việc xác định tên khoa học là hết sức khó khăn (riêng xích chi cũng đã có 45 thứ không dễ xác định) và nghiên cứu tính hiệu quả và tính an toàn của nó. Hơn nữa, người tiêu dùng và người bệnh cũng cần phải hết sức cảnh giác với việc gian thương nhân cơ hội “cơn sốt nấm linh chi” sản xuất hàng giả và tự đặt giá để trục lợi kiếm lời. Không khéo, chuyện “tiền mất tật mang”, chi phí bạc triệu để đổi lấy “nấm mục”, thậm chí độc hại sẽ trở thành hiện thực rõ ràng.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Quy trình kỹ thuật trồng nấm Linh chi trên mùn cưa

Các bước tiến hành

Nguyên liệu: mùn cưa cây cao su hoặc mùn cưa cây keo.

Ủ bảo quản: Chọn những nơi cao ráo thoát nước tốt, có mái che để chứa nguyên liệu, dùng vôi bột bổ sung với tỷ lệ 2 kg/m3 mùn cưa. Trên đỉnh đống ủ không được đậy; không bổ sung thêm nước.

Ủ chính thức:

- Dạng 1: Từ ủ bảo quản. Tạo ẩm bằng nước sạch.

- Dạng 2: Không ủ bảo quản, dùng nước vôi với pH = 12
(3,5 kg vôi/m3).

- Thời gian ủ: Mùn cưa cây cao su từ 1 – 7 ngày.

Mùn cưa cây keo từ 7 – 15 ngày.

(Không nên ủ nguyên liệu quá lâu, vì sẽ bị mùn hóa).

l Độ ẩm: từ 60 – 62%.

l pH chủ yếu của đống ủ là từ 7,5 – 8.

Bổ sung dinh dưỡng và đóng bịch

- Công thức bổ sung dinh dưỡng:

+ Mùn cưa cây cao su: Bổ sung bột ngô 5%, cám gạo 5%, bột nhẹ 1 – 1,5%.

+ Mùn cưa cây keo: Bổ sung bột ngô 7%, cám gạo 7%, bột nhẹ 1 – 1,5%, đường 0,5%.

- Phối trộn đều các chất dinh dưỡng ở ngoài rồi đưa vào phối trộn với nguyên liệu thật đều.

- Các chất dinh dưỡng phải thật tốt, không mốc, không mùi hôi và được nghiền mịn. Thời gian từ khi phối trộn đến khi hấp phải dưới 12 tiếng.

- Túi đóng mùn cưa có 2 lớp với kích thước 25 x 35 cm. Và đóng túi từ 1,3 – 1,5 kg/1 túi, kèm theo cổ nhựa, nút bông và nắp đậy.

Thanh trùng bịch

Bịch mùn cưa đóng xong thì đưa vào lò hấp ở nhiệt độ 1000C, trong vòng 8 tiếng; sau đó để nguội cho nhiệt độ hạ xuống khoảng 70 – 800C thì cho bịch ra ngoài. (Không nên hấp ở nhiệt độ trên 1150C).

Để nguội cấy giống

- Bịch hấp xong cho vào phòng cấy.

- Bật đèn tím trong phòng khoảng 30 phút, sau tắt đèn tím và bật quạt gió 60 phút rồi tiến hành cấy giống.

- Ưu tiên cho 2 người cấy/kíp cấy. Phải vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng quần áo bluse trước khi vào cấy.

- Trước khi cấy giống phải kiểm tra giống đúng chủng loại, không nhiễm bệnh, đúng tuổi. Sau đó lau sạch bằng cồn. Lượng giống cấy vào bịch nuôi trồng từ 10 – 15g/1 bịch. Mỗi chai giống cấp 2 cấy được từ 30 – 40 bịch.

Nuôi sợi

- Bịch nấm sau khi cấy chuyển ngay vào phòng ươm sợi. Nhà ươm sợi nấm Linh chi phải sạch, khô, thông thoáng tốt, ánh sáng yếu, nhiệt độ khống chế từ 20 – 300C.

- Cách ươm: Bịch được đặt trên giàn, bịch cách bịch từ
2 – 3 cm.

- Trong quá trình ươm hạn chế tối đa việc vận chuyển va đập và không được tưới nước vào bịch.

- Khi bịch ươm từ 1 – 2 ngày bắt đầu chọn nhiễm.

- Sau khi sợi nấm ăn khoảng 2/3 bịch thì bắt đầu thay nút bông và tiếp tục để trong khu vực ươm cho đến khi sợi nấm ăn kín hết bịch và bắt đầu ra quả thể thì ta chuyển nấm đến khu vực nuôi trồng ngoài vườn.

Chăm sóc thu hái

- Khu vực nuôi trồng nấm Linh chi ngoài vườn phải sạch, thông thoáng nhưng kín gió, độ ẩm cao – từ 80 – 90%. Ánh sáng tán xạ và phải phân bố đều ở mọi vị trí trong khu vực nuôi trồng. Nhiệt độ khống chế từ 20 – 300C.

- Thu hái: Khi tai nấm lớn hết cỡ, là khi màu đỏ nâu lan hết viềng vàng quanh tai nấm, thì bắt đầu thu hái.

- Trước khi hái nấm ngừng tưới 3 – 4 ngày.

- Dùng dao cắt ở phần chân tai nấm, để quả thể đã cắt ngửa lên trên rổ. Lấy bông nhúng vào vôi đặc lau lại vết cắt, rồi để bịch nấm lại vị trí cũ. Sau khi hái xong ta bắt đầu sấy nấm để bảo quản.

Thời gian nuôi trồng nấm Linh chi ở Bình Định tốt nhất là từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm. Thời gian bắt đầu sản xuất bịch phôi từ tháng 9 đến hết tháng 1 dương lịch hàng năm là phù hợp.

Kỹ thuật sấy nấm Linh chi Hàn Quốc : Không sấy khô kiệt mà vẫn giữ lại độ ẩm từ 12 – 14%.

Cơ sở lý thuyết sấy nấm:

1m3 không khí ở 150C có thể khử được 12g hơi nước.

1m3 không khí ở 200C có thể khử được 17g hơi nước.

1m3 không khí ở 400C có thể khử được 30g hơi nước.

1m3 không khí ở 500c có thể khử được 95g hơi nước.

Từ đó có thể tính được lượng không khí nóng cần cung cấp để điều chỉnh tốc độ gió và thiết kế dung tích lò.

- Sự chuyển vận của hơi nóng quanh nấm phải được lưu thông tốt. Vì hơi nóng hút ẩm và nhanh chóng trở nên no nước. Nếu không được lưu thông thì hơi nóng này không thể hút thêm được nước nữa và có thể làm ướt, thậm chí có hiện tượng đọng nước làm nấm mốc ngay trong lò sấy.

Sấy nấm bằng lò sấy.

Quy trình sấy nấm

- Xếp quả thể nấm vào khay sấy theo từng loại, nấm to, dày để gần nguồn nhiệt, hàng khay nấm mỏng, nhỏ để xa nguồn nhiệt.

- Sau khi xếp đủ lượng nấm vào lò, ban đầu sấy ở nhiệt độ 35 – 400C, trong thời gian 1 – 4 giờ để tránh tạo lớp vỏ cứng.

- Sang giai đoạn làm khô, mỗi giờ tăng 20C tới khi đạt 550C. Theo đà giảm của lượng nước bốc hơi và nhiệt độ ta đóng dần cửa gió.

- Đến giai đoạn sấy khô ta duy trì ở nhiệt độ từ 45 – 500C trong 1 – 2 giờ đóng hoàn toàn cửa gió.

Đóng bao và bảo quản sản phẩm khô

- Thông thường sau khi sấy khô đến độ ẩm   13%, cho nấm đã sấy khô vào bao bì có 2 lớp bao nilon, 1 lớp chứa đựng khoảng 10 kg/bao. Buộc miệng túi 3 lần: 2 lần xoắn chặt và buộc miệng bao nilon để chống lọt không khí ẩm vào trong, 1 lần buộc miệng bao chứa ngoài.

- Bảo quản nấm đã sấy trong kho thoáng, khô, không xếp chồng quá cao làm nát vụn nấm. Thường xuyên kiểm tra mốc, hút ẩm. Định kỳ tiến hành xông diêm sinh để chống mốc.

- Nguyên tắc chung khi sấy nấm phải khô dứt điểm trong khoảng thời gian 24 giờ kể từ lúc hái nấm tươi. Nếu để qua ngày nấm sẽ bị hư và khi sấy khô có màu đen, mùi khó chịu, không đảm bảo chất lượng.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tác dụng và quá trình trị bệnh của Linh Chi Hàn Quốc

I. Tác dụng dược lý của nấm linh chi Hàn Quốc :

* Đối với hệ tuần hoàn

Ổn định huyết áp, lọc sạch máu tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh.
Chống đau đầu và tứ chi, điều hoà huyết áp.
Làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng, trứng cá,...
* Phòng chống ung thư

Chất germanium ngăn chặn ung thư trong cơ thể vì vậy nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Nấm linh chi làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể,…
* Làm sạch ruột và chống béo phì

Linh chi Hàn Quốc làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn, tiêu chảy và có tác dụng phòng chống bệnh béo phì,…
* Thúc đẩy quá trình tiết insulin

Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesteron trong các thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
Cải thiện cơ bản hiện tượng thiếu insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Vì vậy, phòng chữa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) rất tốt,…
* Ngăn chặn quá trình làm lão hoá, làm cơ thể tráng kiện

Làm chậm quá trình oxi hoá tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.
Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp choleterol, trung hoà virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
Theo TS Nguyễn Thị Lâm thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Nấm linh chi là dược thảo bổ sung sức khỏe, có tác dụng tốt đặc biệt cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngăn ngừa và trị được một số bệnh như dị ứng, viêm cuống phổi, xơ cứng động mạch, bệnh thần kinh, ung thư, rối loạn miễn dịch, cao huyết áp. Hoá chất triterpenes (ganoderic acids) có trong nấm giúp giảm nhẹ dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Seoul ở Hàn Quốc thì Linh chi hoàn toàn không có độc tính và tác dụng phụ đối với con người nếu dùng đúng liều lượng. Đặc biệt là Linh chi không tương kỵ với các dược liệu khác.

II. Quá trình trị bệnh của nấm linh chi Hàn Quốc :

Giai đoạn 1 (1-30 ngày): Linh chi giúp phát hiện những căn bệnh và độc tố tiềm ẩn trong cơ thể và tiến hành việc điều hòa các chức năng của cơ thể, tiếng Anh gọi là “ailment reflection”.
Giai đoạn 2 (1 đến 30 tuần): Lọc và sa thải chất độc uric acid, lactic acid, cholesterol dư thừa, lớp mỡ, mô chết, và độc tố tích lũy ra khỏi thận, gan hay những nội tạng khác qua hệ thống tuần hoàn như nước tiểu, mồ hôi.
Giai đoạn 3 (1-12 tháng): Cơ thể tự trị liệu. Nếu nấm linh chi phản ứng quá mạnh, thì giảm liều lượng xuống.
Giai đoạn 4: Linh chi sẽ tiếp tục điều trị và phục hồi những bộ phận cơ thể bị yếu, bệnh và gia tăng hệ thống miễn nhiễm giúp cơ thể đề kháng trước bệnh tật.
Giai đoạn 5: Trẻ hóa cơ thể như mục tiêu tối hậu của uống Linh chi.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Linh Chi Hàn Quốc

Tại chợ lớn BuSan của Hàn Quốc cửa hàng chuyên bán nấm linh chi, loại nấm nổi tiếng cho sức khỏe bị bắt quả tang tại hiện trường vì bán hàng nấm linh chi Trung Quốc mà lấy nhãn là nấm linh chi hàn quốc. Đây là sự kiện Hàn Quốc vô cùng mất mặt với nước ngoài vì đây là nơi khách nước ngoài thường xuyên lui tới mua sâm hàn quốc và nấm linh chi Nhật Bản
Đoàn quản lý thị trường bất ngờ ập vào chợ Busan, nơi chuyên bán sâm hàn quốc và nấm linh chi để kiểm tra các sạp hàng này. Bị đội quản lý thị trường tra hỏi, một chủ quầy nói thật là những hàng nấm linh chi được đóng gói tại Hàn Quốc, và bao bì sản phẩm của hàn quốc nhưng ruột (nấm linh chi) thì lại là hàng của Trung Quốc.

Phóng viên có hỏi người bán: “Đúng là hàng Trung Quốc sao lại đổi nhãn thành hàng Hàn Quốc?”. Người bán hàng thừa nhận: Đúng là hàng Trung Quốc (nơi sản xuất) nhưng người Việt Nam yêu cầu làm như thế, vì lúc này đang là mùa đắt khách.

Các hóa đơn nhập hàng (Trung Quốc) thì được giấu ở trong tủ và trong cặp của người bán hàng còn giấy tờ chứng nhận “Nấm linh chi Hàn Quốc” thì được bày rải rác ở trên quầy.

Để người mua không phân biệt được nấm linh chi Hàn Quốc và Nấm linh chi Trung Quốc họ còn đóng dầu mộc giả vào nấm linh chi Trung Quốc sau đó đóng gói với nhãn hiệu Nấm linh chi Hàn Quốc để cho giống nấm thật của Hàn Quốc.

Ông Choe Wo Gyo (Chuyên viên quản lý chất lượng nông sản Busan) đi cùng đoàn kiểm tra 60 quầy hàng thì đã phát hiện ra 15 quầy hàng bán hàn nấm linh chi Hàn Quốc để bán cho khách. Như vậy 4 quầy hàng thì có 1 quầy trà trộn nấm linh chi Trung quốc vào để bán.

Phân biệt nấm linh chi Hàn Quốc và Trung Quốc là một điều không dễ dàng . Nên các quầy hàng tại chợ Busan đã lợi dụng điểm này để trộn nấm linh chi Trung Quốc vào chợ.

Tác dụng của nấm linh chi rất lớn trong sức khỏe của bản thân nên trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng giả. Để đảm bảo cho quyền lợi của người tiêu dùng, khi khách hàng mua nấm linh chi xin hãy tìm để các cơ sở uy tín, đáng tin cậy để mua hàng!

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty cổ phần dinh dưỡng thực phẩm Hoàng Gia
132 Bành Văn Trân , Phường 7, Quận Tân Bình, Tp HCM
DT: 0978313377

Sâm Ngọc Linh

 Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý ở nước ta nên còn tên gọi như sâm Việt Nam, sâm khu 5 (sâm K5), sâm trúc (trúc tiết nhân sâm hay sâm đốt trúc), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu, tên khoa học là Panax Vietnamensis, thuộc họ Cam tùng (Araliaceae).

Năm 1985 do Hà Thị Dung và I.V Grushvistky đặt tên khi công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô) công nhận với tên khoa học là Panax Vietnamesis Ha et Grushv thuộc họ Nhân sâm Araliaceae. Là loại sâm quý hiếm nên được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam năm 1994.

Loại sâm quý này được phát hiện tại miền Trung nước ta, thấy mọc tập trung ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum hay huyệt Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn thấy sâm phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và nhiều khi có ở cả trên đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam. Chúng sinh trưởng ở độ cao từ 1.200 – 2.100m so với mặt biển, mọc dày thành những đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên những mảnh đất nhiều mùn.

Sâm ngọc linh Kon Tum là loại cây thảo cao 80 – 100cm, thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá; tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Trên đỉnh của thân mang các lá mọc vòng, có 5 – 7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài từ 0,8 – 1,0cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm, có màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân, rễ củ. Cũng có thể sử dụng cả lá và rễ con. Nói chung phải chọn loại sâm có từ 7 – 8 tuổi mới sử dụng tốt. Người ta dựa vào sẹo trên thân rễ để tính tuổi của sâm; sâm trên thân rễ có trên 10 sẹo ước tính là trên 8 năm tuổi.

Người ta cũng đã phân tích thành phần trong sâm Ngọc Linh thấy chứa tới 26 hợp chất Saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không thấy có trong các loại sâm khác (theo Nguyễn Minh Đức 1994). Sâm Ngọc Linhchứa chủ yếu là các saponin triterpenic, song cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất khoảng 12 – 15% và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu Bộ Y tế). Sâm Ngọc Linh có 14 acide béo, 16 acide amine (trong đó có 8 acide amine không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Trong khi sâm Triều Tiên chỉ chứa có khoảng 25 saponin. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sâm Ngọc Linh có công hiệu như bổ toàn thân, trị suy nhược cơ thể, bổ thần kinh và sinh dục, tăng sức, tăng trí nhớ… Như vậy Ngọc Linh cũng là một loại nhân sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới.

Về công hiệu trị liệu trong dân gian, qua kết quả điều tra cho biết cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xê Đăng sử dụng làm thuốc cầm máu làm lành vết thương, làm thuốc bổ cho những người mới ốm dậy; chữa sốt rét, đau bụng, chảy máu, phù nề…

Trạm nghiên cứu dược liệu tỉnh Quảng Nam cũng như xí nghiệp dược phẩm Đà Nẵng đã bào chế thành các chế phẩm dược như “Tinh sâm quy Ngọc Linh”, Sâm quy mật ong… có chứa sâm Ngọc Linh Kon Tum và được chỉ định sử dụng như các loại nhân sâm hiện hữu.

Sâm Ngọc Linh thích hợp trồng vùng núi cao ở Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, độ cao 1.200-1.500 m. Các vùng khác chưa được kiểm chứng.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Cách dùng nấm linh chi đơn giản mà hiệu quả

Đông y thường khuyên chế biến bằng cách nghiền nguyên cây nấm linh chi thành bột mịn, hãm với nước sôi và uống luôn cả bã. Để giản tiện hơn, người tiêu dùng có thể sử dụng nấm linh chi dưới dạng chiết xuất.

Để tăng dược tính, giảm vị đắng

Nấm linh chi có vị đắng, hơi khó uống nên thường được kết hợp với các thảo dược khác để “điều vị” và bổ trợ nhau tăng cường thêm dược tính. Tùy vào mục đích sử dụng để chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe mà có thể kết hợp nấm linh chi với một số thảo dược khác như: mật ong, cam thảo, nhân sâm, atisô, tam thất, ngân hoa, kinh giới…

Trong đó, nấm linh chi kết hợp mật ong giúp tạo nên hương vị thơm ngon, dễ uống lại giúp bồi bổ sức khỏe toàn diện. Vitamin C trong mật ong còn giúp cơ thể hấp thụ tốt hàng trăm dưỡng chất trong nấm linh chi, thích hợp để dùng mỗi ngày mà không sợ có bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể.

Nấm linh chi thường được khuyên dùng với mật ong để vừa tạo hương vị thơm ngon, vừa giúp bồi bổ sức khoẻ một cách toàn diện
Loại nấm linh chi nào tốt nhất?

Theo thạc sỹ, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), nấm linh chi gồm có nhiều loại. Tuy nhiên chỉ có 6 loại nấm linh chi được nghiên cứu sâu về khả năng trị liệu đó là: nấm linh chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím.

Trong đó, loại có tác dụng trị liệu tốt nhất và được dùng phổ biến nhất chính là nấm linh chi đỏ vì nó chứa nhiều dưỡng chất nhất, thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể.

Người dùng nấm linh chi đỏ thường xuyên lúc nào cũng khoẻ mạnh, tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và sảng khoái mỗi ngày, mỗi giờ. Tác dụng này đặc biệt có lợi cho giới trẻ, nhất là giới văn phòng - những người luôn đối mặt với những áp lực, căng thẳng trong công việc.

Vì vậy, trong quá trình mua nấm linh chi hay những sản phẩm được làm từ linh chi, tốt nhất, bạn nên chọn những sản phẩm được chiết xuất từ nấm linh chi đỏ.

Nấm linh chi đỏ là loại nấm linh chi tốt nhất trong 6 loại nấm linh chi được nghiên cứu sâu về khả năng trị liệu
Giữ nguyên bào tử nấm trong cây nấm

Một số hoạt chất tốt cho sức khỏe có trong nấm linh chi không tan trong nước nên cách dùng truyền thống - dùng linh chi thái lát dưới dạng thuốc sắc, canh thuốc… - nếu bỏ bã sẽ vô tình lãng phí những dưỡng chất quý giá là những bào tử nấm phủ trên bề mặt tai nấm.

Đông y thường khuyên chế biến bằng cách nghiền nguyên cây nấm linh chi thành bột mịn, hãm với nước sôi và uống luôn cả bã, tuy hơi kỳ công và khó uống nhưng lại là cách dùng hiệu quả.

Thay vì chế biến thủ công, với công nghệ sản xuất ngày nay, người tiêu dùng có thể sử dụng nấm linh chi dưới dạng chiết xuất. Hiện trên thị trường có nhiều chế phẩm chăm sóc sức khỏe làm từ chiết xuất nấm linh chi.

Mới đây là sản phẩm Trà nấm Lincha của Vinamilk được chiết xuất từ nấm linh chi đỏ kết hợp với mật ong. Trà nấm Lincha không chỉ thơm ngon, đã khát mà còn rất bổ dưỡng với hàm lượng trong 1 lít Trà nấm Lincha có đến 131g nước linh chi cô đặc.

Trà nấm Lincha là thức uống giải khát kết hợp giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện: hỗ trợ đào thải các gốc tự do và các độc tố trong cơ thể, chống lão hóa, ổn định huyết áp, phục hồi sức khỏe nhanh, đặc biệt rất phù hợp với cuộc sống năng động, bận rộn của giới trẻ.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Tác dụng của linh chi Hàn Quốc

Nấm Linh chi Hàn Quốc ổn định huyết áp
 - Ganoderma trong linh chi có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động. Rất hiệu quả với huyết áp cao, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.

Nấm Linh chi Hàn Quốc an thần
 - Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh.
 - Chống đau đầu và tê tứ chi.

Nấm Linh chi Hàn Quốc làm sạch và lưu thông máu
- Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất colesterol được tích tụ trong các thành mạch, làm sạch máu.
- Chất germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn tăng cường khả năng tuần hoàn lưu thông máu.
- Vì có chứa alkaloid(có chứa nito) và adenosine nên linh chi rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với linh chi giúp mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng.

Nấm Linh chi Hàn Quốc tăng sự miễn dịch cho cơ thể
- Chất triterpenes ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính, đường đa phân tử polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, kìm hãm ung thư như có thể chưa ung thư tuyến tiền liệt.
- Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, acid ganodermic còn có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV-1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng…

Nấm Linh chi Hàn Quốc làm sạch ruột
- Tốt cho đường ruột, chống táo bón mãn tính rất hiệu quả hỗ trợ bệnh nhân trĩ.
- Axit ganoderic trong nấm linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan ở người.

Nấm Linh chi Hàn Quốc giúp giảm đau khớp
- Nấm linh chi giúp giảm đau khớp.

Nấm Linh chi Hàn Quốc ngăn chặn quá trình lão hóa
- Làm chậm quá trình lão hóa.

Tính an toàn
- Linh chi không gây độc cho cơ thể và trong một số trường hợp không phải là đa số là có thể làm giảm huyết áp và lạnh bụng vì vậy khuyến cáo người huyết áp thất và người bị lạnh bụng hay đi ngoài không nên sử dụng linh chi.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Nguồn gốc của nấm linh chi việt nam

Nguồn gốc của nấm linh chi việt nam

Nấm linh chi có rất nhiều tên gọi: Nấm vạn năng, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh, Hạnh nhĩ…trong đó tên gọi Linh chi là phổ biến nhất và được truyền tụng từ hàng ngàn năm nay với rất nhiều truyền thuyết. Nấm linh chi là dược thảo đứng đầu trong Thần Nông Bản Thảo Kinh -Tác phẩm chuyên tập hợp những kinh nghiệm về dược vật từ đời Hán trở về trước. Cuốn kinh này chia các vị thuốc ra làm ba loại, thượng, trung và hạ phẩm.
 Nấm linh chi là dược loại đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo được xem là kỳ diệu, có rất nhiều hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp người ta diên niên trường thọ. Thời trước chỉ có vua chúa và vương hầu biết tới chứ người bình dân thì chỉ nghe mà không mấy khi được gặp.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nấm Linh Chi Hàn Quốc

Nấm Linh Chi có rất nhiều cách chế biến như chế biến thành trà pha với nước nóng uống hàng ngày thay nước, nấu cao, hay kết hợp với hồng sâm, nhung hươu ở dạng nước chiết xuất.

Cách 1: Thái lát:
Cách chế biến nấm Linh chi Hàn Quốc đơn giản  tiện dụng nhất là sắt lát đun sôi với nước lọc uống hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe.
*  Đun đợt nước đầu tiên: 1 tai nấm Linh Chi Hàn Quốc nặng khoảng từ 30g – 50 có thể dùng được cho 7 - 12 người. Cho nữa tai linh chi Hàn Quốc (15 - 20g) vào ấm đun cùng với nước lọc, đun sôi khoảng 10 đến 15 phút rồi tắt lửa. Dùng khi nước còn ấm ấm là tốt nhất.
* Đun đợt nước 2 và nước 3: Sau khi uống hết đợt nước đầu tiên thì lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ thêm, rồi đổ nước lọc vào đun như khi lấy nước đầu.
* Ngày uống hết nữa lít nước Linh chi Hàn Quốc là tốt nhất
* Bã Linh chi Hàn Quốc đem phơi bộc vào miếng khăn xoa lên cơ thể khi tắm, rất tốt cho da.
Cách 2: Nghiền thành bột:
 Linh Chi Hàn Quốc đem sắt lát rồi dùng máy xay chuyên dụng để nghiền thành bột cho vào hủ nhựa dùng dần. Khi dùng nên cho linh chi vào bọc túi vải cho vào tách, ấm hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã, hoặc pha với mật ong ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Cách 3: Ngâm rượu:
 Nấm Linh Chi Hàn Quốc sắt lát mỏng ngâm với rượu mạnh 400C khoảng 30 ngày là dùng được. Nên uống rượu Linh Chi Hàn Quốc vào lúc ăn cơm từ 1 đến 2 chén là tốt nhất.
Cách 4: Lấy nước:
Lấy nước của Linh Chi Hàn Quốc đã nấu sẵn nấu với các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn với cơm giúp bồi bổ cho người mới ốm dậy, sau khi mổ, sức khỏe giảm sút đi lại khó khăn rất hiệu nghiệm.
Cách 5: Dùng Nấm Linh Chi Hàn Quốc để dưỡng da:
 Nấm Linh Chi sắt lát mỏng đem  nghiền nhỏ, rồi trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da vào mỗi buổi tối làm se lỗ chân long, da mịn màng, trắng hồng tự nhiên.

Khuyến cáo khi mua nấm Linh chi     Hiện nay Nấm Linh chi được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Hàng năm cả thế giới có khoảng 4,300 tấn. phục vụ trong việc chế tạo thuốc và chữa bệnh bằng phương pháp sắc nước uống, hoặc sơ chế bằng các dạng trà, cao đóng gói. Trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3000 tấn còn lại là các quốc gia Ðại Hàn, Triều Tiên, Ðài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka.
Tuy nhiên  Linh Chi Hàn Quốc và Triều tiên được Viện nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng Thế Giới đánh giá là loại linh Chi tốt nhất thế giới, nhưng số lượng thì rất hạn chế. Những năm gần đây linh chi Hàn Quốc và Triều Tiên được bày bán trên các cửa hàng, chợ trời ở Việt Nam rất nhiều nhưng người mua rất khó mua được nấm linh chi thật của Hàn Quốc, vì  màu sắc và vị đắng của linh chi không khác xa là mấy. Theo cục VSAT thực phẩm để phân biệt được linh chi Hàn Quốc và Triều tiên với các loại linh chi khác thì phải dùng xét nghiệm để xác định thành phần % các chất có trong nấm linh chi. Vì vậy Cục VSAT thực phẩm khuyến cáo khách hàng nên tìm địa chỉ bán Linh chi có uy tin, có giấy tờ công nhận nấm Linh Chi Hàn Quốc do Cục VSAT thực phẩm cấp.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Khoa học hiện đại và việc nghiên cứu nấm Linh chi

Ði đầu là các nhà khoa học Nhật Bản: Năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm linh chi đạt kết quả tốt. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Viện Dược liệu - Hà Nội đã trồng nấm linh chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm 1978. Chín năm sau, năm 1987, các nhà khoa học thuộc Ðại học khoa học tự nhiên đã chọn được giống linh chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Ðồng để nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm linh chi của Xí nghiệp Dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988.

Chất lượng của nấm linh chi trồng phụ thuộc vào 2 điều kiện chính, đó là:

- Giống thuần chủng, không bị lai tạp.
- Thành phần dinh dưỡng và điều kiện môi trường cho nấm sinh sản phát triển (đây là bí mật công nghệ của từng nhà sản xuất). Có 2 loại giá thể chính để trồng nấm linh chi là mạt cưa và khúc gỗ chôn xuống đất. Ở Việt Nam người ta trồng linh chi bằng mạt cưa cao su đựng trong túi.

Ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản người ta trồng linh chi bằng khúc gỗ chôn dưới đất, sau 6-7 tháng sẽ thu hoạch, nấm có đường kính lớn, mỗi cây nấm sau khi sấy khô đạt 200-400g (loại to).

Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhân Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại Linh Chi và khái quát tác dụng trị liệu của Linh Chi: Linh Chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt… Nấm Linh Chi Việt Nam được Lý Thời Trân coi như một loại thần dược: Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên.

Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng của nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau:

- Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)
- Bảo can (bảo vệ gan)
- Cường tâm (thêm sức cho tim)
- Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá)
- Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)
- Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc)
- Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm)
- Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ).

Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:

* Đối với bệnh về hệ tim mạch: Nấm Linh Chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau thắt tim.

* Đối với các bệnh về hô hấp, nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.

Ngoài ra nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các tác giả ở Đài Loan dùng Linh Chi trồng trên gỗ long não điều trị ung thư cho kết quả rất tốt - khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD.

Để sử dụng nấm Linh Chi Nhật Bản chữa bệnh, người ta thường dùng một số cách như sau:

Cách sử dụng:

- Ngâm rượu: thái nấm Linh Chi thành từng miếng mỏng, ngâm trong rượu mạnh 40o-45oC, sau 20 ngày có thể sử dụng (ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con).

- Sắc nước uống: lấy một khối lượng Linh Chi khoảng 3-16gam cho 1 lần sắc (đổ 3 bát nước đun sôi cô đặc để lấy một bát, làm 3 lần như vậy). Sau đó đổ trộn lẫn với nhau để uống.

- Uống dạng trà: sấy nấm Linh Chi, nghiền nát thành bột, mỗi lần uống 3-7 gam (cho vào 200ml nước sôi) hãm lại sau 10 phút rồi uống.

- Bào chế ở dạng chè, thuốc viên…

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

DIỆN CHẨN - NGỌN HẢI ĐĂNG CỦA Y HỌC BỔ SUNG.

“Điều khiển liệu pháp Thầy Châu đã cho ra đời, khắp nước Việt Nam nơi nơi cũng đều biết, điều khiển liệu pháp thích ứng với muôn người, biến ta nên người chữa trị chính bản thân ta, hãy reo vui mừng đón chào Diện chẩn người ơi…”
Đó chính là trích đoạn câu hát mà nhạc sỹ Võ Hơn viết ngày 12 tháng 11 năm 1989 để tặng cho người thầy của mình và cũng là người thầy đáng kính của tôi, GSTSKH Bùi Quốc Châu.
Vậy là đã 8 năm trôi qua, 8 năm tôi được học tập và thực hành DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP. Là một bác sĩ khi bắt đầu theo học phương pháp này, tôi không khỏi ngỡ ngàng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi lần lượt áp dụng các nguyên lý của phương pháp này vào trong thực tiễn lâm sàng.
Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến những ngày  đầu tiên theo học phương pháp này, đó là vào một buổi tối mùa xuân năm 2002 khi tham gia một lớp y dịch do Trung ương hội Đông y tổ chức, tôi có làm quen với thầy Phan Xuân Quyên và được nghe nói chuyện về phương pháp do Thầy Châu phát minh từ những năm 1980. Qua câu chuyện tôi quyết định cùng thầy Quyên về nhà và vào đúng lúc đó tôi thấy hơi đau ở vùng thắt lưng và được cô Phạm Kim Phương chỉ dùng một cái dụng cụ của phương pháp vạch qua vạch lại vài cái lên trán tôi và quả là điều kỳ lạ,cảm giác đau ở lưng của tôi lúc đó tự nhiên biến mất. Với niềm phấn khởi vô cùng thế là tôi ghi tên theo học luôn khóa đó tại nhà của thầy Quyên.
Thoạt  đầu tiên khi tiếp xúc với các đồ hình ngộ nghĩnh, lúc thì cái lưng ở trên mặt, có lúc thì bàn tay trên mặt … tôi thường liên tưởng đến kiến thức giải phẫu khi còn học ở trường  và điều khó hiểu là không làm sao tôi nhớ được đồ hình nào cả. Về sau tôi mới phát hiện ra rằng nếu chỉ nhìn đồ hình và các phác đồ gợi ý thì chỉ giải quyết được một số vấn đề chứ không đạt được nhiều kết quả, cho nên tôi mới rà soát lại toàn bộ lý thuyết của phương pháp mà GS Bùi Quôc Châu đã phát minh và hoàn thiện. Từ đó trở đi mỗi khi gặp một ca bệnh nào đó là tôi lại áp dụng ngay phương pháp này vào thực tiễn và thật là kỳ lạ càng áp dụng bao nhiêu tôi càng thấy hiệu quả bấy nhiêu. Sự thực là với phương pháp này thì lý thuyết sao thì thực hành vậy và đặc biệt là nó có thể giúp cho bệnh nhân tự trị bệnh cho chính mình sau khi được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể. Đúng là “biến ta nên người chữa trị chính bản thân ta”.
Và cũng trong thời gian này tôi công tác tại một phòng y tế  tại một trường cao đẳng nghề, công việc chính là chăm sóc sức khỏe cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường.
Trong thời gian đó tôi đã tổng hợp thống kê trên 500 bệnh nhân, gồm các nhóm như sau:
1.       Cao huyết áp có 200 bệnh nhân
2.       Chảy máu có 50 bệnh nhân
3.       Suy nhược cơ thể có 100 bệnh nhân
4.       Đau khớp có 150 bệnh nhân.

*Đối với chứng cao HA: trong 200 bệnh nhân người có 150 nam 50 nữ, tuổi cao nhất là 80. HA cao nhất là 200/140mmHg.
Huyệt thường được sử dụng là 61- ,156-, 0
Kết quả  : 40 trường hợp giảm được 20mmHg, chiếm 20%
               140 trường hợp giảm được 10 mmHg, chiếm 70%
               20 trường hợp là không đáp ứng, HA không thay đổi.

*Đối với chứng chảy máu: ở đây chảy máu thường là các trường hợp chảy máu mao mạch và các động mạch nhỏ do tai nạn lao động và sinh hoạt gây ra. Trong tổng số 50 trường hợp có:
-30 ca chảy máu do kính, tôn cắt vào tay, chân. Được cầm máu ngay sau 5 phút, huyệt được dùng là 16- kết quả đạt 60%
-10 ca cầm máu sau 10 phút kết hợp với băng ép chiếm 20%
-10 ca chảy ở mạch lớn như đùi, cổ, chiếm 20%. Sau 10 phút không đáp ứng nên chuyển bệnh viện sau khi đã băng bó theo phác đồ cấp cứu thông thường.
*Đối với chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ:  có 100 trường hợp và các huyệt được áp dụng là 134, 34, 0. Kết quả:
-60 ca cải thiện được giấc ngủ tốt sau 3 ngày, chiếm 60%
-30 ca cải thiện sau 10 ngày, chiếm 30%
-10 ca không đáp ứng sau 30 ngày, chiếm 10%
*Đối với chứng đau khớp: đặc biệt là khớp gối, vai, cổ, gáy thì 150 trường hợp. Các huyệt thường dùng là  26, 61, 0 kèm theo sinh huyệt ở các vùng phản chiếu. Kết quả:
-90 ca tốt, không đau lại sau 3 tuần điều trị, chiếm 60%
-45 ca đỡ đau cần điều trị tiếp, chiếm 30%
-15 ca không đỡ, chiếm 10%.

Trên đây là các trường hợp tôi áp dụng ở phòng y tế Trường Cao đẳng In (Bộ Văn hóa). Ngoài ra trong cuộc sống vẫn thường gặp nhiều chứng lạ,  tôi vẫn áp dụng và thu được nhiều kết quả tốt.
Điều đặc biệt ở đây là khi áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân không phải chỉ một mình tôi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà tôi chỉ thăm khám và làm mẫu 3-5 lần rồi hướng dẫn cho bệnh nhân tự làm theo. Và chính các kết quả mà người bệnh phản ánh lại càng làm tôi say mê với phương pháp này.
Bên cạnh đó từ đáy lòng mình tôi vẫn cần phải làm một phép so sánh - tuy rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng - đó là xét về mặt kinh tế mà nói khi áp dụng phương pháp DC-ĐKLP-BÙI QUỐC CHÂU tôi đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bệnh nhân tuy không nhiều nhưng quả thật với thu nhập trung bình thì tiết kiệm được vài chục ngàn cho một lần điều trị mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
Không những thế mà có lần tôi đi du lịch tại Bắc Hải Trung Quốc, tại đó tôi cũng đã áp dụng phương pháp này khiến nhiều người dân Trung Quốc họ rất tò mò và hỏi tại sao phương pháp bấm huyệt có hiệu quả như vậy mà họ chưa thấy bao giờ. Tôi liền nói với họ với giọng tự hào rằng đây là một phát minh của người Việt Nam, đó là GSTS Bùi Quốc Châu. Và tôi cũng biết rằng không chỉ người Trung Quốc khâm phục phương pháp này mà ngay cả người một số nước tiên tiến cũng theo học với Thầy Bùi Quốc Châu, như người Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật…
Thật đáng tự hào khi phương pháp của GSTS Bùi Quốc Châu ngày càng được đông đảo người bệnh đón nhận vì phương pháp này đã biến mọi người bệnh thành thầy thuốc của chính mình.
Với tôi thì từ ngày theo học và áp dụng phương pháp này tôi cảm thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp và có ý nghĩa hơn vì mình đã giúp cho được rất nhiều người ít ra thì trong gia đình và bạn bè thân hữu giải quyết những vấn đề đơn giản mà chưa cần phải sử dụng hóa dược khi chưa cần thiết.
Một lần nữa, để bày tỏ lòng tri ân đến thầy, tôi xin mượn lời bài hát của nhạc sĩ Võ Hơn để chứng minh rằng phương pháp của Thầy Châu rất được mọi người hoan nghênh và đón chào: “Điều khiển liệu pháp từ nơi nước Nam ra đời, lan khắp đại dương, năm châu vui mừng đón. Điều khiển liệu pháp đuốc sang cho mai sau, chính đây là niềm tự hào nước Việt Nam ta, hãy reo vui mừng đón chào Diện Chẩn người ơi…

Sử dụng sâm ngọc linh hiệu quả


Nhắc đến sâm ngọc linh, là nhắc đến loại dược thảo có công dụng rất lớn trong việc chữa trị, phục hồi sức khỏe cho con người. Tác dụng của sâm ngọc linh đã được các nhà khoa học chứng minh, vì thế để phát huy hoàn toàn dược tính của sâm ngọc linh chúng ta cần phải có cách chế biến phù hợp. Để tránh lãng phí dược lực to lớn của loại dược thảo quý giá này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một vài cách cơ bản có thể phát huy tối đa tác dụng của loại dược thảo quý này
Cách cơ bản nhất đối với các loại dược liệu chính là ngâm rượu: Chúng ta phải rửa củ sâm thật sạch bằng nước ấm và rửa qua bằng rượu, để khô củ sâm. Sau đó cho vào bình thủy tinh đổ rượu vào nên ngâm rượu có nồng độ từ 40- 45 độ rồi đậy nắp kín, ngâm trong thời gian khoảng 3 đến 4 tháng bắt đầu dùng được. Lưu ý rượu sâm ngọc linh ngâm càng lâu thì dược tính trong rượu sẽ càng mạnh. Mỗi ngày uống 1-2 ly nhỏ vào buổi tối hoặc trước khi ăn. Tùy vào thể chất cũng như đặc tính sức khỏe của từng người mà chúng ta có cách dùng khác nhau
Để tăng khẩu vị cho mỗi bữa ăn chúng ta có thể ngâm sâm ngọc linh chung với mật ong. Chúng ta cũng rửa củ sâm thật sạch như trên xong sắt lát mỏng  xếp từng lát sâm vào bình bằng thủy tinh hoặc bằng sành đổ mật ong đầy ngập sâm, đóng nắp kín trong thời gian 10-15 ngày bắt đầu dùng được, mỗi ngày ngậm từ 3- 5 lát sâm. Nếu có điều kiện các bạn nên sử dụng loại mật ong rừng nguyên chất không nên mua các loại mật ong đóng chai sẵn
Cách dùng trực tiếp. Chúng ta cũng rửa sạch củ sâm để khô tiến hành sắt lát mỏng khoảng từ 7-10 lát cho vào cốc nước đổ nước ấm vừa đủ, uống nhâm nhi cả ngày, khoảng 3 lần nước ăn cả bã.
Trên đây là 3 cách cơ bản trong việc chế biến sâm ngọc linh để loại dược liệu này phát huy hoàn toàn dược tính của nó. Hy vọng với bài viết này và dưới tác dụng của sâm ngọc linh sẽ giúp ích được sức khỏe của các bạn

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Sâm Ngọc Linh chưa kịp nổi tiếng đã bị hàng giả phá hoại

Sâm Ngọc Linh được xem như loài thuốc quý hiếm có nguồn gốc ở vùng núi cao phía Bắc Tây Nguyên được tìm thấy ban đầu tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và huyện Trà My tỉnh Quảng Nam...
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người nên giá trị sâm Ngọc Linh rất quý. Tuy nhiên do sâm tự nhiên không còn tìm thấy nữa nên các doanh nghiệp, chính quyền địa phương vùng đất có nguồn gốc sâm tự nhiên hình thành và phát triển đã tìm cách gây dựng lại giống sâm quý này. Nhưng đáng thương cho họ là bao nhiêu tiền của, công sức đổ ra chưa thu lại được thì đã bị hàng giả phá hoại...
Do nhu cầu người tiêu dùng, giá sâm Ngọc Linh có lúc đẩy lên hàng trăm triệu đồng/kg nhưng quả thật không tìm đâu ra. Trong khi đó, hiện ở Kon Tum chỉ có 2 doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh nhưng chưa đến thời điểm thu hoạch.
Nắm được thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng, để biến các loại củ khác thành sâm Ngọc Linh, một số thương lái phía Bắc đưa loại củ rất giống sâm Ngọc Linh trồng ở Trung Quốc vào Kon Tum chôn xuống đất rồi sau đó nhổ lên đi bán. Sau khi chôn cho dính đất Kon Tum, nguồn sâm giả thương hiệu sâm Ngọc Linh này được đưa đi tiêu thụ khắp cả nước.
Để lừa mọi người, các đối tượng kinh doanh còn thuê người dân tộc thiểu số địa phương mang loại giả sâm Ngọc Linh đi bán với nhiều kiểu giải thích khác nhau về nguồn gốc sâm này. Có người bảo mùa mưa sạt lở núi Ngọc Linh nên lộ ra nhiều củ sâm được người dân địa phương nhặt được. Có người bảo sâm do đồng bào dân tộc thiểu số vừa kiếm được ở rừng núi Ngọc Linh còn sót lại. Lúc đầu giá mỗi kilogam củ tươi được bán giá 50 triệu đồng, nhưng sau đó 5-10 triệu đồng/kg các thương lái vẫn bán.
Khi ở Kon Tum bị lộ mặt sâm giả, các đối tượng lại chuyển rộng ra Gia Lai, các tỉnh lân cận và cả TP HCM. Các “chiêu” người đẹp, người thân quen với “sếp” cũng được tung ra hết để đi tiếp thị bán sâm. Các cô gái không phải đi phô diễn bán sâm thông thường mà họ chủ yếu đi tìm người có tiền, dạng các đại gia hay sử dụng sâm để biếu, làm quà cáp... để giới thiệu chia lại bớt sâm.
Mãi sau này khi điều tra các vụ trộm sâm trồng, Công an tỉnh Kon Tum mới phát hiện ra một đường dây tiêu thụ sâm giả Ngọc Linh liên tỉnh và từ đó nhiều người mới biết và cảnh giác. Theo khai nhận của các đối tượng thì nguồn củ giả sâm Ngọc Linh này được chuyển từ Trung Quốc, vượt biên giới phía Bắc vào Kon Tum để “biến” thành thương hiệu sâm Ngọc Linh rồi đem đi tiêu thụ.
Theo các chuyên gia khoa học tìm hiểu về sâm Ngọc Linh đã phát hiện ra có nhiều loại củ giả sâm Ngọc Linh rất giống nhau được bày bán lâu nay như loại cùng chi Panax (chi nhân sâm), rất giống với sâm Ngọc Linh; loại sâm Vũ Diệp và tam thất hoang; loài thuộc họ Araceae (họ ráy) có thể gây nóng bỏng miệng sau khi sử dụng.
Theo ông Trần Hoàn - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, vấn nạn sâm giả thương hiệu Ngọc Linh này được tuồn từ phía Bắc vào Tây Nguyên sau đó bày bán khắp nơi đang ngày một giết chết thương hiệu sâm Ngọc Linh. Điều này khiến doanh nghiệp không dám đưa sâm thật của mình vào kinh doanh vì sợ bị làm giả như các loại rau quả Đà Lạt..

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

VIÊN NANG MỀM SÂM NGỌC LINH


Thành phần:
Cao sâm Ngọc Linh SK : 200 mg
Vitanin A (retinol palmitat) : 1.000 UI
Vitamin E (a - tocoferol acetat) : 8 UI
Vitamin B1 (thiamin nitrat) : 1 mg
Vitamin B2 (riboflavin) : 1 mg
Vitamin B5 (calci pantothenat) : 3 mg
Vitamin B6 (pyridoxin HCl) : 1 mg
Vitamin PP (nicotinamid) : 10 mg
Tá dược vừa đủ : 1 viên nang
Viên nang mềm sâm Ngọc Linh là một sản phẩm từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ quốc phòng của các giáo sư, tiến sỹ và các nhà khoa học Học viện Quân y có tác dụng nâng cao thể lực, tăng cường trí nhớ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, chống oxy hóa và hạn chế sự lão hóa; được sản xuất dưới dạng viên nang mềm với thành phần chủ yếu là cao Sâm Ngọc Linh sinh khối và phức hợp các Vitamin.
Sâm Ngọc Linh là dược liệu đặc hữu của Việt Nam. Theo các kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa và hạn chế lão hóa, phòng chống ung thư và bảo vệ tế bào gan. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy sâm Ngọc Linh có tác dụng giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực,cải thiện hoạt động trí tuệ và thể lực, tăng cường sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và yếu sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như: tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có đó là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu.
Ngày nay, sâm Ngọc Linh Kon Tum tự nhiên hiện đã bị khai thác cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo đảm và chủ động nguyên liệu trong việc bào chế chế phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng từ nguyên liệu sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học Học viện Quân y và các cộng sự Hàn Quốc đã nghiên cứu và ứng dụng thành công Công nghệ sinh khối tế bào sâm Ngọc Linh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, những hoạt chất chủ yếu có trong sâm tự nhiên đều có trong sâm Ngọc Linh sinh khối. Sâm Ngọc Linh sinh khối đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, không có các chất độc hại.
Ngoài thành phần chủ yếu là cao sâm Ngọc Linh sinh khối, viên nang mềm sâm Ngọc Linh được bổ sung một số vitamin cần thiết như vitamin B1, B2, B5, B6,...Các vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sinh học các quá trình sinh hóa của cơ thể như: quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein, cũng như trong các hoạt động của hệ thần kinh.

Công dụng: Giúp nâng cao thể lực, tăng cường trí nhớ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, chống oxi hóa và hạn chế sự lão hóa.
Đối tượng sử dụng : Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sức đề kháng giảm. Người lao động nặng nhọc, giảm trí nhớ, người làm việc căng thẳng quá sức hoặc người mới ốm dậy. Người mắc các bệnh mạn tính, ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Đối tượng không nên sử dụng: Người cao huyết áp, bệnh nhân đang bị tiêu chảy.
Liều lượng và cách dùng: Liều thông thường cho người lớn là uống từ 1 - 2 viên / ngày, sau bữa ăn. Mỗi đợt khoảng 30 ngày để nâng cao sức khỏe. Đối với người mới ốm dậy, làm việc trong môi trường độc hại hoặc bị các bệnh mạn tính có thể uống 2 - 3 viên/ngày.
Chú ý: nên cân nhắc khi dùng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em
Tiêu chuẩn: TCCS
Số đăng ký: 7353/YT-CNTC
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất (in trên bao bì). Không dùng khi hết hạn sử dụng.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Công dụng của nấm linh chi đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước

Nấm Linh Chi theo giáo sư Hiroshi Hikino một bác học chuyên về dược thảo, thì linh chi là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong Ðông y. Các thầy thuốc đã dùng Linh Chi trong các chứng mệt mỏi, tiểu đường, suy nhược, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng bênh thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể. Theo Lý Thời Trân (1578) trong Bản Thảo Cương Muc thì nấm linh chi có công dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực. Ngày nay Linh chi được dùng để giảm áp huyết, tẩy máu, kích thích sự làm việc của gan và giúp cơ thể chống lại chứng lao lực quá độ. Ở một mức độ nào đó, Linh Chi có công dụng giải độc trong cơ thể.

Ngoài những công dụng trên, tác dụng của nấm linh chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, tê thấp, lở dạ dày, sưng cổ họng, suyễn. Khi dùng lâu, người ta không thấy có những phản ứng phụ khác. Người Trung Hoa dùng nấm Linh Chi để làm cho da mặt đẹp, có thể là do các chất hormone trong loại nấm này nhiều. Nhiều thầy thuốc Nhật Bản lại dùng linh chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Linh chi có tác dụng bổ khí, làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Người ta dùng linh chi để chứa trị phụ với các loại thuốc trị ung thư. Bác sĩ Fukumi Morishige, chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu tác dụng của nấm linh chi trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus Pauling Institute of Science & Medicine Mỹ, cho biết là sử dụng linh chi chung với sinh tố C liều lượng lớn (megadose) có tác dụng mạnh hơn vì sinh tố C giúp cho việc hấp thụ dược tính của Linh Chi.
Công dụng của nấm linh chi đã được cả Đông- Tây Y thừa nhận
Nhiều người đã được cứu nhờ công dụng của thần dược linh chi
Điều trị với Linh Chi, rất nhiều người đã chữa lành hay thuyên giảm bệnh và đã được bác sĩ Morishige trình bày trên các tập san y học. Những tác dụng của nấm linh chi vẫn đang được nghiên cứu, dùng riêng hay dùng chung với các loại dược thảo khác. Hầu hết Linh Chi có thể dùng để phòng rất nhiều bệnh tật khác nhau nên người ta đặt cho cái tên nấm trường sinh. Công dụng của nấm linh chi ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực điều trị và hỗ trợ điều trị ung thư.
Nấm Linh Chi ngày nay được trồng rộng rãi
Ở Trung Quốc, Linh Chi được trồng chủ yếu tại 10 khu vực, bao gồm vùng ngoại ô Bắc Kinh, Thiết Kim, Tứ Xuyên và An Huy. Người Trung Quốc thường trồng nấm trong bao vinyl để sản xuất với số lượng nhiều. Họ còn trồng theo phương pháp trồng trên gỗ của người Nhật nhưng không được thông dụng lắm. Trên thế giới, người Trung Quốc vẫn là sắc dân chủ yếu sử dụng các sản phẩm về linh chi. Ngày nay, trên thị trường có bán đủ loại từ Nấm Linh Chi nguyên dạng đến bột, hay gói trà, capsule, hoặc ngâm rượu. Ngoài ra còn dùng nấm linh chi để nấu ăn.
Nấm Linh Chi ngày nay được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp ở nhiều quốc gia- trong đó có Việt Nam ( nấm linh chi Việt Nam ), Nhật Bản ( nấm linh chi Nhật Bản).
Với công dụng lên bách bệnh-Nấm Linh Chi rất quý nhưng không còn hiếm
Trong vòng 50 năm qua, người ta đã tìm ra được những loại thuốc có sức đề kháng cao với vi trùng từ một số cây nấm hay mốc trong đó có những loại trụ sinh đầu tiên như penicilin, aureomycin, tetracycline. Kỹ nghệ trồng nấm đã cung cấp cho chúng ta một nguồn thực phẩm dồi dào chất đạm và sinh tố. Việc trồng nấm làm thuốc cũng ngày càng nâng cao. Vì thế người ta đã phục hồi lại được một vị thuốc vô cùng quý giá là nấm linh chi mà chỉ hai mươi năm trước còn là huyền thoại vì chỉ nghe mà không mấy ai được thấy bao giờ. Và nhờ thế, con người có cơ hội nghiên cứu sâu rộng để biết nhiều hơn về các tác dụng của nấm linh chi.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Sâm Ngọc Linh Việt Nam

Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý ở nước ta nên còn tên gọi như sâm Việt Nam, sâm khu 5 (sâm K5), sâm trúc (trúc tiết nhân sâm hay sâm đốt trúc), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu, tên khoa học là Panax Vietnamensis, thuộc họ Cam tùng (Araliaceae).

Năm 1985 do Hà Thị Dung và I.V Grushvistky đặt tên khi công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô) công nhận với tên khoa học là Panax Vietnamesis Ha et Grushv thuộc họ Nhân sâm Araliaceae. Là loại sâm quý hiếm nên được xếp đầu bảng trong sách đỏ thực vật Việt Nam năm 1994.

Sâm ngọc linh được phát hiện tại miền Trung nước ta, thấy mọc tập trung ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum hay huyệt Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn thấy sâm phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và nhiều khi có ở cả trên đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam. Chúng sinh trưởng ở độ cao từ 1.200 – 2.100m so với mặt biển, mọc dày thành những đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên những mảnh đất nhiều mùn.

Sâm ngọc linh là loại cây thảo cao 80 – 100cm, thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá; tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Trên đỉnh của thân mang các lá mọc vòng, có 5 – 7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài từ 0,8 – 1,0cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm, có màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân, rễ củ. Cũng có thể sử dụng cả lá và rễ con. Nói chung phải chọn loại sâm có từ 7 – 8 tuổi mới sử dụng tốt. Người ta dựa vào sẹo trên thân rễ để tính tuổi của sâm; sâm trên thân rễ có trên 10 sẹo ước tính là trên 8 năm tuổi.

Người ta cũng đã phân tích thành phần trong sâm Ngọc Linh kon tum thấy chứa tới 26 hợp chất Saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không thấy có trong các loại sâm khác (theo Nguyễn Minh Đức 1994). Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu là các saponin triterpenic, song cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất khoảng 12 – 15% và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu Bộ Y tế). Sâm Ngọc Linh có 14 acide béo, 16 acide amine (trong đó có 8 acide amine không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Trong khi sâm Triều Tiên chỉ chứa có khoảng 25 saponin. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sâm Ngọc Linh có công hiệu như bổ toàn thân, trị suy nhược cơ thể, bổ thần kinh và sinh dục, tăng sức, tăng trí nhớ… Như vậy Ngọc Linh cũng là một loại nhân sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới.

Về công hiệu trị liệu trong dân gian, qua kết quả điều tra cho biết cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xê Đăng sử dụng làm thuốc cầm máu làm lành vết thương, làm thuốc bổ cho những người mới ốm dậy; chữa sốt rét, đau bụng, chảy máu, phù nề…

Trạm nghiên cứu dược liệu tỉnh Quảng Nam cũng như xí nghiệp dược phẩm Đà Nẵng đã bào chế thành các chế phẩm dược như “Tinh sâm quy Ngọc Linh”, Sâm quy mật ong… có chứa sâm Ngọc Linh và được chỉ định sử dụng như các loại nhân sâm hiện hữu.

Sâm Ngọc Linh thích hợp trồng vùng núi cao ở Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, độ cao 1.200-1.500 m. Các vùng khác chưa được kiểm chứng.

Trầm cảm - "Sát thủ" thầm lặng

Trong cuộc sống năng động hiện nay, trầm cảm rất dễ phát sinh. Nếu không nhận biết và ngăn chặn từ đầu, nó sẽ trở thành một "sát thủ" thầm lặng. Và tự sát hay có ý định tự sát chính là giai đoạn cuối của trầm cảm.
“Người” quan trọng bị bỏ rơi

Theo PGS. TS Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), trầm cảm là một biểu hiện hay một rối loạn của cảm xúc. Cảm xúc của con người bao gồm vui, buồn, lo, hoảng sợ... Khi bình thường người ta buồn, nhưng khi buồn quá mức sẽ trở thành trầm cảm.

“Trong mỗi chúng ta có 2 con người cấu thành toàn vẹn không thể tách rời, đó là con người về thể xác và về con người tâm thần”, ông Bình nói. Con người thể xác bao gồm tất cả lục phủ ngũ tạng mà cấu thành trong y học gọi là các khoa tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, tiết niệu và cơ xương khớp.

Con người tâm thần có 3 yếu tố không thể tách rời đó là cảm xúc, tư duy, hoạt động. Những yếu tố này gắn liền với môi trường sống xung quanh như gia đình, xã hội, trường học... Những áp lực của cuộc sống, của môi trường tác động trực tiếp, khiến con người tâm thần phải hứng chịu. Vì thế có không ít người gặp những cơn đau về mặt thể chất nhưng khi đi khám đa khoa không phát hiện ra bệnh gì. Họ không biết rằng mình bị trầm cảm, cho rằng mình chỉ bị suy nhược thần kinh, suy giảm sức khoẻ nên thường tự mua thuốc uống.

Thường khi bị lo lắng, trầm cảm nhiều người thường giải toả bằng đi lễ, cúng bái, xem bói... Họ thường mất khá nhiều thời gian đến tìm đến các bác sĩ đa khoa, các chuyên khoa khác nhau trong ngành y tế rồi biết được đích xác căn nguyên của những căn đau vô cớ đó.

PGS.TS Trần Hữu Bình cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm, nhưng thường tập trung vào có 3 loại chính: “Trầm cảm nội sinh” là những rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, rối loạn do di truyền, do yếu tố cơ địa...; “Trầm cảm ngoại sinh” là những yếu tố tác động bên ngoài cơ thể, làm cho cơ thể bị bệnh như bệnh thận, gan, phổi cấp tính hoặc mãn tính.

Do tình trạng bệnh lý cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động chức năng của não như tổn thương tại não (chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não), bệnh nội tiết, do rượu... hoặc do mắc các bệnh khác như lao, suy tim, xơ gan...; “Trầm cảm tâm sinh” xuất hiện sau những sang chấn tâm lý như mất người thân, tan vỡ trong tình yêu, hôn nhân, sa sút về kinh tế, thi trượt, không kiếm được việc làm, những thất bại liên tiếp trong công việc...

Con người thể chất và con người tâm thần đều có vai trò và vị trí đến sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, thông thường mọi người thường để ý chăm sóc đến con người thể chất nhiều và bỏ quên mất con người tâm thần.

Hậu quả nặng nề

Khi con người tâm thần “bị ốm” cũng có những triệu chứng khá cụ thể.

Theo các chuyên gia thì biểu hiện rõ nhất của một người có dấu hiệu bị trầm cảm là: ăn không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ và giảm hoặc mất ham muốn về tình dục. Trong đó sự suy giảm khả năng tình dục một cách rõ rệt, kéo dài là dấu hiệu rõ ràng nhất.

TS Bình cho biết: trầm cảm phá tan “chất” đàn ông, biến họ thành những “hoạn quan”, tàn phế về chức năng tình dục. Khi trầm cảm, cơ bắp của con người chùng xuống, mệt. Thần sắc của bộ mặt là thể hiện rõ nhất, giao tiếp thu hẹp lại, trong người bứt rứt, khó chịu, bồn chồn đứng ngồi không yên.

Những người đã có các biểu hiện trên thường dẫn đến bị hoang tưởng, ảo giá. Hoang tưởng nghĩa là bệnh nhân có những ý tưởng phán đoán sai lầm không đúng với thực tế, nhưng bản thân họ cho là đúng không thể giải thích hay tác động được.

Ví dụ như họ nghĩ rằng có ai đó đang muốn giết hại mình, có ý định xấu nhất định sẽ làm hại mình... Hoặc họ tự cho rằng mình có tội lỗi rất lớn, không đáng được sống, cần phải chết ngay. Ý tưởng đó khiến họ lên động cơ, chương trình và hành động để tự sát.

Bệnh nhân trầm cảm thường gây nhiều sự lo lắng cho những người thân.

Ảo giác là tri giác không có đối tượng, tri giác về một sự vật hiện tượng không có thật trong thực tại. Người có ảo giác luôn nghe thấy một giọng nói - ảo thanh rõ mồn một “ra lệnh” phải chết hoặc phải nhảy lầu... “Trầm cảm dẫn tới tự sát dù thành công hay không thì cũng đều nguy hiểm cho bản thân người mắc bệnh”, PGS.TS Bình cho hay.

Trầm cảm do bệnh lý như tâm thần phân liệt, điên, các bệnh lý của bệnh thực thể như bệnh mãn tính, tứ chứng nan y, ung thư cũng khiến người bệnh chán đời, bi quan, thấy mình là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Cuộc sống hiện nay có áp lực lớn, nhiều người bị dồn nén nên rất dễ gây ra nhiều sang chấn về tâm lý.

PGS. TS Trần Hữu Bình cho biết, mỗi ngày ở phòng khám tự nguyện của Viện Sức khỏe và tâm thần có từ 40 - 60 bệnh nhân đến khám liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó 2/3 các ca đến khám là liên quan đến vấn đề trầm cảm, có nguyên nhân từ hôn nhân, gia đình.

Trong các loại bệnh, trầm cảm khá phổ biến trong cộng đồng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho đến năm 2020, số người tử vong do trầm cảm sẽ đứng thứ hai chỉ sau bệnh nhồi máu cơ tim.

Ước tính có khoảng 3-5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh trầm cảm gây ra chi phí to lớn trong xã hội và nhiều người bệnh chưa được phát hiện, chữa trị kịp thời. Nó gây nguy hiểm cho sức khoẻ, làm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp cho người mắc phải; gây tổn thất cho gia đình người bệnh, cho xã hội, là nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tự sát, các tai nạn lao động và giao thông. Có nhiều người không được phát hiện, chữa trị kịp thời nên đã tìm lối thoát đến rượu, ma tuý, thậm chí đến cái chết.

Nhiều nghiên cứu ở lĩnh vực này cho thấy, trầm cảm cũng rất dễ gặp ở trẻ em, nhất là tuổi dậy thì là giai đoạn các em có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Trẻ em bị trầm cảm khó thích nghi với môi trường xung quanh, không còn thấy hứng thú, thích ứng được với học tập, trở nên khó bảo, có hành vi hỗn loạn ở gia đình và nhà trường: thích đua xe, bỏ học, dễ bị lôi kéo vào nghiện ngập, dễ vướng vào các tệ nạn xã hội... Các em rất cần được tư vấn, trị liệu kịp thời.
Trầm cảm - Những triệu chứng... cần nhập viện

Ước tính có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong cuộc đời là 15 - 25%. Những triệu chứng của trầm cảm cần được phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.

Những biểu hiện sau cần được đặc biệt chú ý:

- Bị suy sụp tinh thần, mất động cơ, sáng kiến.

- Mất niềm vui cuộc sống.

- Cảm giác tuyệt vọng về tương lai.

- Cảm giác không ai giúp đỡ được mình, phó mặc cuộc đời.

- Cảm giác có tội và tự trách bản thân trong tất cả các hoàn cảnh khó khăn (ngay cả khi sự trùng hợp rất nhỏ).

- Có ý nghĩ làm hại bản thân, nghĩ cách chấm dứt cuộc sống.

- Chán ăn, ăn ít, ăn không ngon.

- Rối loạn giấc ngủ - khó vào giấc ngủ, thức giữa đêm không ngủ được nữa hoặc ngủ quá nhiều.

- Chậm chạp trong suy nghĩ và vận động.

- Giảm ham muốn và hoạt động tình dục.

- Táo bón, nhức đầu, vô kinh hay những dạng đau hay khó chịu khác…

Tag: sổ tay y học, so tay y hoc

Bệnh đái dưỡng chấp và thuốc trị

Đái dưỡng chấp là bệnh lý của hệ tiết niệu do có rò lưu thông từ hệ bạch mạch đổ vào bể thận, nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh, do chấn thương hoặc do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ. Dưỡng chấp có thành phần chính là lipid bao gồm triglyceride, phospholipids và cholesterol tự do. Bệnh do giun chỉ loại Wuchereria Bancrofti hoặc dị tật bẩm sinh, u trung thất, sau chấn thương làm tắc nghẽn đường bạch mạch gây nên.
Bệnh có triệu chứng chính là nước tiểu trắng, đục như sữa trong thể đái dưỡng chấp đơn thuần. Nếu nước tiểu vừa đục vừa hồng thuộc thể đái máu và dưỡng chấp, bệnh sẽ diễn biến mạn tính, gây suy kiệt, thiểu dưỡng. Bệnh đái dưỡng chấp cần phân biệt với đái mủ, đái phosphate canxi, đái tinh dịch.
Hiện nay, điều trị bệnh đái dưỡng chấp có các phương pháp điều trị nội khoa, điều trị phẫu thuật tùy theo giai đoạn bệnh. Về thuốc điều trị bao gồm: -
Thuốc diệt ký sinh trùng Diethylcarbamazin (DEC) với các biệt dược như banocide, carizide, difil…
Cần thử mẫn cảm với liều 25mg trước khi dùng tổng liều. Không dùng thuốc DEC khi có tăng huyết áp, suy thận và phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Thuốc chống bội nhiễm với kháng sinh nhóm beta lactam hoặc quinolon tùy từng người bệnh.
- Thuốc bồi dưỡng và nâng cao thể trạng với omega 3, moriamin, thực phẩm chức năng, truyền dung dịch triglyceride chuỗi ngắn và trung bình.
- Bơm rửa bể thận bằng dung dịch nitrat bạc 0,5% được thực hiện do thầy thuốc niệu khoa tiến hành theo 2 cách: soi bàng quang, đưa ống thông vào niệu quản, bể thận; chọc kim qua da vào bể thận theo hướng dẫn của siêu âm.
Ngoài điều trị nội khoa có thể điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa. Tùy theo kinh nghiệm của từng cơ sở y tế, từng phẫu thuật viên để chọn các phương pháp mổ như tạo cầu nối nhóm ống mạch bạch huyết trên và dưới cuống thận; cắt bỏ chọn lọc ống bạch mạch bị rò; cắt bỏ phần còn lại sau bộc lộ riêng biệt niệu quản, tĩnh mạch thận, động mạch thận. Phòng bệnh đái dưỡng chấp bằng cách diệt muỗi, phòng bệnh giun chỉ, phòng sỏi tiết niệu.

toàn cảnh về tăng huyết áp và tai biến, toan canh ve tang huyet ap va tai bien

Hiểu rõ về mối quan hệ giữa Tăng huyết áp và những tai biến do bệnh này gây ra sẽ tìm ra được phương pháp kiểm soát những mối nguy cơ từ căn bệnh này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây, rất ít bệnh nhân Tăng huyết áp hiểu rõ về những vấn đề này.
toàn cảnh về tăng huyết áp và tai biến, toan canh ve tang huyet ap va tai bien