Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đôi nét về diện chẩn điều khiển liệu pháp

Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS. TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Tên đầy đủ của phương pháp này là phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Dựa vào các dấu hiệu trên khuôn mặt, bằng phương pháp Diện Chẩn có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của con người, từ đó có thể có những phát hiện và tác động tích cực đến sức khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

Phương pháp diện chẩn điều khiển liệu pháp không hình thành trực tiếp trên cơ sở của Đông Y và Châm Cứu Trung Quốc, mà nó xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học Đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục trong dân gian. Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường tốt cho việc nghiên cứu đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều cơ hội quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân cũng như có điều kiện châm từng mũi kim trên các huyệt ở mặt để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng mặt với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời để xác minh cho các giả thuyết của mình sau này. Qua đó tác giả đã phát hiện ra những đầu mối quan hệ giữa những điểm trên mặt và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt với phương pháp này, GS.TSKH Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu và khám phá ra những bí ẩn của bộ mặt theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).

Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện chẩn điều khiển liệu pháp là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét